77% phụ huynh xem xét cho con du học

0

SSDH – Cuộc khảo sát hơn 5.550 phụ huynh tại 16 quốc gia cho thấy 77% bậc phụ huynh sẽ cân nhắc cho con cái học đại học hoặc sau đại học tại nước ngoài nhằm trang bị cho con một khởi đầu suôn sẻ trên thị trường việc làm.

 du-hoc3.jpg

Ảnh minh họa

 

Báo cáo mới Học tập cho tương lai của HSBC (HSBC’s Learning for life) cho thấy 47% phụ huynh cho rằng thế hệ con cái họ gặp nhiều khó khăn khi kiếm việc làm sau khi hoàn tất việc giáo dục hơn là thế hệ của họ. Nhằm tăng cơ hội giúp con cái nổi bật hơn bạn đồng trang lứa, các phụ huynh đang xem xét tăng cường thêm cho giáo dục đại học trong nước và sẵn sàng chi trả nhiều hơn.

 

Chi trả thêm cho giáo dục quốc tế

 

Cuộc khảo sát hơn 5.550 phụ huynh tại 16 quốc gia cho thấy 77% bậc phụ huynh sẽ cân nhắc cho con cái học đại học hoặc sau đại học tại nước ngoài nhằm trang bị cho con một khởi đầu suôn sẻ trên thị trường việc làm.

 

Các phụ huynh ở châu Á có mong muốn cao nhất về một nền giáo dục đại học quốc tế: Cha mẹ ở Malaysia (80%), Hong Kong (74%), Indonesia (74%) và Singapore (74%) hầu hết cân nhắc gửi con cái đến các trường đại học ở nước ngoài để hoàn tất bậc đại học. Một tỉ lệ cao hơn các bậc phụ huynh châu Á, tại Ấn Độ (88%), Thổ Nhĩ Kỳ (83%), Malaysia (82%) và Trung Quốc (82%) xem xét trường đại học nước ngoài cho các khóa học sau đại học.

 

Khảo sát Học tập cho tương lai cho thấy, các bậc phụ huynh nhận ra rằng giáo dục quốc tế thường đi đôi với chi phí cao, họ sẽ cân nhắc chi trả nhiều hơn cho một nền giáo dục ở nước ngoài so với giáo dục trong nước. 55% phụ huynh được chuẩn bị chi trả ít nhất nhiều hơn một phần tư, trong khi 24% sẵn sàng chi trả hơn 50%.

 

Bản báo cáo cũng tiết lộ rằng chi phí dành cho giáo dục đại học quốc tế vẫn còn là rào cản cho các bậc phụ huynh, khiến họ không xem xét lựa chọn này, 34% phụ huynh nói rằng họ muốn gửi con đi học đại học ở nước ngoài nhưng lại không có đủ khả năng.

 

Tại Việt Nam, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 125.000 sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài vào năm 2013. Con số này tăng 15% so với năm 2012 và là con số tăng nhảy vọt kể từ giai đoạn 2008/9. Sinh viên Việt Nam đánh giá việc học cao hơn ở các trường ở Mỹ là “tốt nhất trên thế giới” và “xứng đáng với khoản đầu tư lớn”. Và chi phí cũng là rào cản chính hạn chế một lượng lớn sinh viên Việt Nam theo đuổi việc học tại Mỹ.

 

Tăng cường cho giáo dục

 

Một con đường khác cha mẹ chọn để đẩy mạnh thành công của con cái là việc học bổ sung; 78% cha mẹ đã chi trả hoặc sẽ cân nhắc chi trả cho việc học thêm trong suốt quá trình học của con. Tỉ lệ này cao hơn ở châu Á với cha mẹ ở Trung Quốc (93%), Indonesia (92%), Ấn Độ (89%) và Malaysia (88%) hầu hết sẽ cân nhắc chi trả nhiều hơn cho việc học thêm.

 

Học bổ sung ít phổ biến hơn đối với các bậc phụ huynh ở các nền kinh tế phát triển. Chỉ khoảng một phần tư phụ huynh ở Mỹ (26%), Anh (23%) và Canada (23%), và một phần năm cha mẹ ở Úc (21%) và Pháp (20%) chi trả cho việc học thêm của con cái.

 

Chi phí là rào cản đối với gần một phần năm (19%) bậc cha mẹ khiến họ không muốn chi trả cho việc học thêm. Cụ thể, đây là rào cản với phụ huynh ở Anh (36%), Thổ Nhĩ Kỳ (32%), Pháp (31%) và Úc (30%).

 

Nguồn: NĐH

 

Share.

Leave A Reply