10 tips cực kỳ hữu dụng cho ngày thi IELTS Speaking

0

SSDH – Phần thi IELTS Speaking là phần thi mà nhiều sĩ tử ngại nhất và lo nhất vì phải đối mặt với giám khảo chấm thi. Yếu tố tâm lí có ảnh hưởng rất lớn đến bài thi nói của sĩ tử. Chính vì vậy mà không phải sĩ tử nào cũng đạt được điểm cao dù nói rất tốt trong quá trình luyện thi. 

 IELTS%20Speaking.jpg

Ảnh minh họa

 

Trong bài viết lần này, cô giáo San Adams sẽ chia sẻ những tips hữu ích mà sĩ tử có thể áp dụng vào ngày thi IELTS Speaking của mình.

 

1. Hãy nghe kĩ câu hỏi và xác định từ khóa trong câu

 

Đây là kĩ năng giúp sĩ tử trả lời đúng trọng tâm. Nếu bạn chỉ nghe thoáng câu hỏi mà bỏ qua từ khóa thì khả năng câu trả lời bị lạc đề sẽ rất cao. Hãy lấy câu hỏi sau đây làm ví dụ: ‘Why do people like to travel to different places in their free time?’ Rất nhiều người bỏ qua từ khóa ‘different’ và nêu lí do tại sao mọi người thích du lịch vào thời gian rỗi. Tuy nhiên, câu hỏi lại yêu cầu thí sinh giải thích tại sao mọi người thích du lịch ở những nơi khác nhau thay vì chỉ đến 1 nơi. Chính vì thế mà việc xác định từ khóa rất quan trọng.

 

2. Hãy để ý đến thời động từ mà câu hỏi dùng

 

Ngữ pháp, trong đó có thời động từ, là một tiêu chí chấm điểm bài nói. Nếu bạn mắc nhiều lỗi sai ngữ pháp thì bài của bạn sẽ không được điểm cao. Để tránh bị trừ điểm không đáng, các bạn hãy nghe kĩ câu hỏi và chú ý đến thời động từ của câu hỏi. Từ đó, bạn sẽ biết mình phải dùng thời động từ nào.

 

3. Không nên trả lời quá dài dòng

 

Nhiều bạn có quan điểm rằng câu trả lời càng dài thì càng dễ được điểm cao. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng được đối với những thí sinh có khả năng nói tốt. Đối với những bạn ở trình độ thấp hơn và chưa tự tin lắm, câu trả lời càng dài thì sẽ càng có nhiều lỗi sai. Nếu câu hỏi dễ thì bạn có thể nói nhiều hơn và nếu câu hỏi khá khó thì chỉ nên nói vừa phải.

 

4. Chú ý bấm giờ khi làm phần 2

 

Trong phần thứ 2 của bài thi nói, bạn chỉ được nói trong vòng 2 phút. Vì thế mà bạn nên tập bấm giờ khi luyện thi để khi vào phòng thi sẽ kiểm soát được thời gian mình nói. Nếu không kiểm soát được thời gian thì bài của bạn có thể sẽ quá ngắn hoặc quá dài và điểm số sẽ bị ảnh hưởng.

 

5. Nhìn vào giám khảo khi nói

 

Eye-contact rất quan trọng khi bạn làm bài thi nói. Nếu không có eye-contact mà bạn nhìn lên, xuống, trái, phải thì giám khảo có thể sẽ nghĩ rằng bạn không tự tin về bài nói của mình và không có ấn tượng tốt lắm. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào mắt giám khảo nhiều khi sẽ làm bạn lo lắng hơn. Để vừa có eye-contact mà lại không phải nhìn thẳng vào mắt giám khảo thì bạn có thể nhìn vào trán hay vào cằm , cổ của giám khảo. Như vậy thì giám khảo vẫn nghĩ rằng bạn đang nhìn đến mình. Đói với bạn nào bị cận nhẹ thì có thể bỏ kính ra là sẽ không bị ảnh hưởng bởi biểu cảm trên mặt của giám khảo.

 

6. Hãy yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi nếu bạn nghe không rõ

 

Trong phần 3, câu hỏi thường khó hơn và nhiều sĩ tử vì e ngại hay sợ nên thường tự đoán ý nghĩa câu hỏi khi nghe không rõ. Tuy nhiên, bạn chỉ có cơ hội trả lời 1 lần nên đừng mạo hiểm đoán ý câu hỏi. Thay vào đó thì bạn nên hỏi giám khảo nhắc lại câu hỏi để trả lời đúng trọng tâm.

 

7. Hãy tin vào ý kiến của mình

 

Một số bạn sợ ý kiến, quan điểm mà mình đưa ra bị sai hay khác với quan điểm của giám khảo. Bạn hãy nhớ rằng đã là quan điểm thì không có đúng hay sai. Vì vậy bạn đừng ngại khi nêu lên quan điểm của mình. Đây là bài thi kiểm tra kĩ năng nói nên giám khảo chấm điểm dựa trên kĩ năng nói của bạn chứ không phải quan điểm của bạn.

 

8. Không nên sửa lại câu quá nhiều

 

Khi bạn mắc phải lỗi sai hay muốn làm câu hay hơn thì bạn thường sẽ sửa lại câu bạn nói. Đây là việc rất cần làm khi bạn mắc phải lỗi sai lớn ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Ví dụ như khi bạn sai thời động từ hay dùng sai từ vựng khiến ý câu bị lệch thì bạn nên sửa lại luôn. Tuy nhiên, nếu bạn sửa lại nhiều quá vì muốn câu hay hơn thì bài nói sẽ không trôi chảy, mạch lạc. Hậu quả là bài nói của bạn sẽ không được đánh giá cao.

 

9. Không lạm dụng những mẫu câu có sẵn hay học thuộc lòng câu trả lời mẫu

 

Đây là chiến lược mà không ít sĩ tử áp dụng để tránh mất nhiều thời gian suy nghĩ. Thực tế thì bạn sẽ rất lo lắng và áp lực khi vào phòng thi. Vì vậy nên khó mà nhớ được những gì mà bạn đã học thuộc trước đó. Ngoài ra giám khảo cũng sẽ biết bạn đang nói tự nhiên hay đang dùng bài nói mẫu.

 

10. Relax and smile

 

Nghe thì hơi khó nhưng khi bạn smile thì tâm lí cũng sẽ thoải mái hơn. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong bài thi nói. Hãy nghĩ rằng đây là cơ hội để bạn thể hiện khả năng nói tiếng Anh của mình thay vì nghĩ rằng mình phải thi nói. Như vậy bạn sẽ có thêm động lực và quyết tâm để hoàn thành phần thi nói tốt nhất có thể.

 

Hi vọng 10 tips trên sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn cho phần thi IELTS Speaking.

 

Nguồn: Scholarshipplanet

Share.

Leave A Reply