3 câu hỏi về chuyên ngành du học sinh cần tự hỏi khi chọn học tại các trường đại học châu Âu

0

Sẵn sàng du học – Các sinh viên đại học quốc tế đang theo học xem xét các trường đại học châu Âu có thể có một số nhầm lẫn về các chương trình học hay bằng cấp tại trường, bao gồm cả cách thức và thời gian để chọn một chuyên mình sẽ theo học. Dưới đây là câu trả lời cho ba câu hỏi mà các ứng viên quốc tế có thể thắc mắc.

ssdh-sinh-vien (2)

​1. Khi nào thì chọn chuyên ngành?

Các chính sách giáo dục khác nhau ở các trường đại học châu Âu sẽ khác nhau. Ví dụ, hầu hết các trường đại học ở Anh đều yêu cầu tất cả sinh viên chọn trường đại học của họ khi nộp đơn, mặc dù Scotland cho phép linh trong năm học đầu tiên và năm thứ hai của sinh viên.

Chloe Heerman, điều phối viên phòng chính sách giáo dục tại Đại học Công giáo Leuven, nói sinh viên quốc tế phải chọn tại thời điểm họ nộp đơn xin nhập học. Tuy nhiên, tại Đại học Sorbonne ở Pháp, sự lựa chọn chính sẽ được đưa ra sau đó. Katherine Tyrka, người phụ trách quan hệ báo chí quốc tế cho Sorbonne cho biết: "Trong khoa Khoa học và Kỹ thuật, sinh viên chọn một chương trình khảo sát năm đầu tiên, với ba đến bốn môn khoa học để đảm bảo rằng học sinh đủ vốn kiến thức khoa học nền tảng. Vào cuối năm đầu tiên, sinh viên sẽ chọn chuyên ngành chính và phụ ".

Đại học Amsterdam ở Hà Lan cũng yêu cầu sinh viên lựa chọn chuyên ngành khi đăng. Trường tổ chức “Open day” một năm hai lần, nơi sinh viên có thể tham dự các buổi thông tin và trò chuyện với cố vấn về các chương trình mà họ quan tâm, ví dụ như ngày 10/3 sắp tới. Đối với các sinh viên quốc tế, những người không thể tham dự trực tiếp, cũng có các cuộc hội thảo trực tuyến trong những ngày này.

​2. Có cần học chuyên ngành phụ không?

 Các sinh viên quốc tế có tiềm năng cũng có thể cân nhắc lựa chọn chuyên ngành phụ để cung cấp cho họ kiến ​​thức bổ sung về một chủ đề cụ thể và để bản thân có giá trị hơn trên thị trường lao động toàn cầu. Caroline van Overbeeke, người phát ngôn của trường cho truyền thông doanh nghiệp, cho biết tại trường Đại học Leiden ở Hà Lan, sinh viên có thể chọn chuyên ngành phụ trong năm thứ ba của chương trình cử nhân ba năm.

Tại Anh, Đại học Southampton và Đại học Liverpool, có yêu cầu tỉ trọng của chuyên ngành chính và phụ, 75% thời gian cho chuyên ngành chính và 25% với chuyên ngành phụ. David Allen, chuyên gia tư vấn giáo dục quốc tế, công ty Univisits, nói rằng sinh viên không cần thiết phải học chuyên ngành phụ, nhưng đây là một điểm cộng trong bằng tốt nghiệp của họ.

3. Có nên học hai chuyên ngành cùng một lúc?

Sinh viên có thể xem xét học cùng lúc 2 chuyên ngành chính nếu đều yêu thích, họ sẽ tham gia học hai chuyên ngành chính nhưng vẫn tốt nghiệp với một tấm bằng. Alex O'Craik, cán bộ tuyển dụng của Đại học London cho biết họ có những chương trình được gọi là "hạng đôi" hoặc "hạng kết hợp" được hiểu như học chuyên ngành song song, sinh viên trong các chương trình này học cùng số lượng tín chỉ như những người đăng ký học chương trình chuyên ngành chính duy nhất lấy bằng cử nhân.

Sophia Rommel đến từ Đại học St Andrews ở Scotland, theo đuổi bằng Thạc sỹ, học song song chuyên ngành quan hệ quốc tế và triết học hoàn thành bằng cử nhân sau bốn năm. Sophia chọn trường này vì nó đưa ra các lựa chọn kết hợp với cấu trúc trình độ linh hoạt, có thể thay đổi môn học, thậm chí cả bằng cấp trong 2 năm đầu nếu thấy rằng bằng Thạc sĩ không được như mong đợi.

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Share.

Leave A Reply