5 lời khuyên bổ ích sinh viên cần biết trước khi du học Mỹ

0

SSDH- Du học tại Hoa Kỳ đem đến cho sinh viên những cơ hội, thách thức và trải nghiệm thú vị. Để có một học kỳ suôn sẻ, dưới đây là 5 mẹo thiết thực giúp bạn chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra trong thời gian sống và học tập tại đây.

1.Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về văn hóa Hoa Kỳ

Có rất nhiều điều cần làm quen với tư cách một sinh viên quốc tế. Dưới đây là một số điều bạn nên biết về văn hóa Mỹ:

Thực phẩm: Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo chiếm ưu thế trong chế độ ăn uống của người Mỹ. Tuy nhiên, nó lại mang nên hương vị tuyệt vời. Pizza, bánh mì kẹp thịt và cánh gà rán là những món ăn ngon mà du học sinh nên trải nghiệm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ăn uống điều độ bằng cách lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh hay nguyên liệu hữu cơ tại các cửa hàng tạp hóa địa như Whole Foods.

Chủ nghĩa cá nhân: Là ý tưởng rằng mỗi người hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản thân mình. Những nỗ lực, quyền lợi và ý tưởng cá nhân thường được ưu tiên hơn các mục tiêu và giá trị tập thể.

Đúng giờ với Nghệ thuật đi muộn: Ngay cả khi đến đúng giờ, bạn vẫn có thể bị coi là đi muộn. Việc đúng giờ được đánh giá cao và thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là trong các lĩnh vực chuyên nghiệp và giáo dục. Vì vậy, khi chuẩn bị cho lớp học, học viên hãy cân nhắc đến sớm ít nhất 5-10 phút.

Nghệ thuật đi muộn phức tạp hơn một chút. Trong các sự kiên không chính thức, việc đến muộn tầm 15-30 phút được coi là chấp nhận được. Tuy nhiên đối với các dịp đã đặt trước hoặc lễ cưới, hãy luôn có mặt sớm.

Tiền bo: Ở một số quốc gia như Nhật Bản, việc đưa tiền bo cho bồi bàn là một sự xúc phạm. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, hành động này được coi như thông lệ, mức tip khoảng 15% đến 20% hóa đơn.

2. Tìm kiếm các phương thức di chuyển thay thế

Do sự lan rộng của các vùng ngoại ô, giao thông công cộng tại Mỹ kém phát triển so với nhiều quốc gia. Chỉ 11% công dân sử dụng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, những nơi như New York, San Francisco, Washington D.C. và các thành phố đông dân khác có hệ thống giao thông công cộng tốt và tiện lợi.

Nếu đang học ở một khu vực không có đầy đủ sự hỗ trợ về đi lại, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:

  • Đi chung xe: Nhờ một người bạn cho đi cùng xe và đề nghị chia tiền xăng.
  • Uber: Nếu không thường xuyên di chuyển, những dịch vụ này có thể rẻ hơn thuê xe hơi.
  • Xe đạp: Dành cho những điểm đến gần. Đó cũng là một lựa chọn bảo vệ môi trường và tiết kiệm

3. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định của Chính phủ phục vụ cho việc đi lại

Hoa Kỳ rất nghiêm ngặt trong việc thực hiện các quy định liên quan đến vấn đề di chuyển. Sinh viên sẽ cần một số giấy tờ du lịch (hộ chiếu, thị thực, giấy tờ tùy thân bổ sung, bảo hiểm y tế du lịch) để nhập cảnh vào quốc gia này. Tuy nhiên, Chương trình Miễn thị thực cho phép hầu hết công dân các quốc gia khác đặt chân đến đây để du lịch hoặc kinh doanh mà không cần visa. Những chuyến thăm này không vượt quá 90 ngày, du khách phải đáp ứng tất cả yêu cầu miễn trừ và được cấp phép thông qua Hệ thống Điện tử cho phép Du lịch (ESTA) trước khi đến.

4. Tìm chế độ bảo hiểm y tế phù hợp

Hoa Kỳ không cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Hầu hết mọi người sẽ lựa chọn các tổ chức bảo hiểm y tế tư nhân. Du học sinh có thể phải mua bảo hiểm sức khỏe cho sinh viên quốc tế khi đến đây.

Khi xin thị thực F-1 dành cho quá trình học tập dài hạn, chính phủ Hoa Kỳ sẽ yêu cầu người nộp đơn chứng minh tài chính. Chương trình bảo hiểm y tế du lịch có thể được sử dụng như một bằng chứng về khả năng thanh toán chi phí y tế của bạn. Bên cạnh đó, thị thực J-1 (được sử dụng cho các khóa học trao đổi ngắn hạn) yêu cầu ứng viên phải có bảo hiểm y tế đáp ứng các tiêu chuẩn do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quy định.

  • Trợ cấp y tế tối thiểu ít nhất $100.000 cho mỗi tai nạn hoặc bệnh tật
  • Hồi hương hài cốt ít nhất là $25.000
  • Chi phí liên quan đến việc sơ tán y tế của khách trao đổi đến đất nước của bạn là $50.000

Khoản khấu trừ không vượt quá $500 cho mỗi tai nạn hoặc bệnh tật. Bảo hiểm sức khỏe sinh viên StudentSecure đáp ứng tất cả yêu cầu của thị thực F-1 và J-1.

5. Hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên quốc tế

Du học ở Mỹ có thể rất tốn kém. Theo Viện Giáo dục Quốc tế, chi phí du học trung bình cho một học kỳ là $17,785 trong năm 2012-2013. Tuy nhiên, mức chi tiêu thực tế sẽ khác phụ thuộc vào nơi ở, chương trình học, phí thị thực và hộ chiếu, sách vở, thực phẩm và chi phí cá nhân phát sinh.

Khi lập ngân sách cho năm học, du học sinh hãy cân nhắc việc xin học bổng, trợ cấp và các khoản vay sinh viên giúp bù đắp chi phí.

Người dịch: Phương Thảo (SSDH)

Share.

Leave A Reply