9 cách thức giáo viên có thể áp dụng khi nói về phân biệt chủng tộc

0

Sẵn sàng du học – Giáo dục là một công cụ mạnh mẽ tạo ra sự thay đổi. Vì vậy, các giáo viên không nên né tránh những chủ để này trong lớp, mặc dù những chủ đề này có thể khiến họ nản chí.

 

ssdh-sinh-vien3

Khi phong trào Black Lives Matter xuất hiện trên khắp thế giới, nhiều người trong chúng ta sẽ muốn hiểu thêm về nạn phân biệt chủng tộc. Giáo dục là một công cụ mạnh mẽ tạo ra sự thay đổi. Vì vậy, các giáo viên không nên né tránh những chủ để này trong lớp, mặc dù những chủ đề này có thể khiến họ nản chí. Dưới đây là một số điều giáo viên có thể xem xét để giúp họ thảo luận về nạn phân biệt chủng tộc với học sinh của mình.

1. Cung cấp chính xác, bối cảnh lịch sử

Hiểu biết nạn phân biệt chủng tộc trong quá khứ là điều cần thiết cho một nền giáo dục chống phân biệt chủng tộc. Khi sự áp bức lịch sử không được công nhận hoặc bị bỏ qua như những gì Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố, thật khó để giải thích sự phân biệt chủng tộc vẫn ảnh hưởng đến người da đen, người bản địa và người da màu ngày nay.

Giáo viên có thể đưa học sinh đến thăm đài tưởng niệm và bảo tàng, hoặc yêu cầu học sinh nghiên cứu tên địa điểm, tìm hiểu xem ở đây có nạn phân biệt chủng tộc không. Vì ở một số thị trấn, Đường Boundary Road là tên của những nơi mà người Úc bản địa không thể đi qua sau giờ giới nghiêm. Giáo viên có thể khuyến khích học sinh kể về những câu chuyện được tôn vinh, và suy nghĩ về những gì tốt hơn  cùng những đóng góp và trải nghiệm của tất cả các thành viên của cộng đồng.

2. Giải thích nạn phân biệt chủng tộc không chỉ được thực hiện bởi “người xấu”

Phân biệt chủng tộc như một hệ thống phân cấp chủng tộc, được duy trì một cách có ý thức và vô thức bởi suy nghĩ của một nhóm người tự cho là thượng đẳng. Sự phân biệt chủng tộc ngày nay thường được gọi là phân biệt chủng tộc ngầm, thường được thể hiện thông qua các sự phân biệt rất nhỏ.

Phân loại phân biệt chủng tộc như một thứ gì đó chỉ có “người xấu” làm có nghĩa là những “người tốt” đang từ chối cơ hội tự đánh giá sự ảnh hưởng của những suy nghĩ và hành động hàng ngày của họ đối với sự phân cấp chủng tộc.

3. Thể hiện những tác động không chủ đích

Chỉ vì ai đó không có ý định phân biệt chủng tộc, không có nghĩa họ có thể làm giảm sự ảnh hưởng tiêu cực của một người khác đang phải trải qua. Nếu bạn vô tình làm đổ cà phê nóng vào ai đó, phản ứng tự nhiên của bạn sẽ là thừa nhận sai lầm của bạn, xin lỗi người đó và sẽ cẩn thận hơn trong tương lai, chứ không phải là phản ứng: “tại sao bạn lại bực mình khi không phải là tôi cố tình làm đổ cafe nóng vào bạn?”

Sự ẩn dụ này là một ví dụ cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ngầm, những người cho rằng mình không phân biệt chủng tộc thực sự có thể là người đang phân biệt chủng tộc mà không nhận thức được điều đó.

4. Khuyến khích học sinh đấu tranh với hành vi phân biệt chủng tộc

Im lặng khi quan sát hành vi phân biệt chủng tộc cũng sẽ trở nên liên quan trong nạn phân biệt chủng tộc. Giáo viên cần đưa ra phản hồi mang tính xây dựng về lời nói và hành vi phân biệt chủng tộc, và khuyến khích học sinh dũng cảm trong việc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.

5. Giải thích sự phân cấp trong phân biệt chủng tộc

Sự phân biệt chủng tộc được phóng đại lên khi các hình thức phân biệt đối xử khác nhau kết hợp với nhau tạo ra trải nghiệm loại trừ mạnh mẽ hơn cho người khác. Trải nghiệm phân biệt chủng tộc đối với một người đàn ông da màu có thể rất khác so với trải nghiệm của một người phụ nữ da màu.

6. Hãy chú ý đến các học sinh có thể đang là nạn nhân của phân biệt chủng tộc

Giáo viên đôi khi cố gắng dạy về phân biệt chủng tộc, mà quên không để ý chính học sinh của họ đang là nạn nhân của nó. Sự phân biệt chủng tộc được truyền qua các thế hệ, và có thể bao gồm các trải nghiệm gián tiếp và trực tiếp. Chúng ta cần hỗ trợ những người đã trải qua những trải nhiệm xấu đó, chứ không chỉ đơn thuần đứng lên chống lại những hành vi áp bức. Giáo viên cũng nên chú ý về cách giảng dạy về chủ đề này, bạn có thể nói trước với học sinh của mình khi đề cập đến các chủ đề nhạy cảm, từ đó, học sinh có thể chuẩn bị trước tâm thế khi đón nhận thông tin.

7. Giáo viên cần trở nên gương mẫu

Giáo viên nên là người có thái độ chống phân biệt chủng tộc trong lớp học của họ. Ví dụ, họ không nên chế giễu hoặc nói những điều không phù hợp về người khác về nền tảng văn hóa hay chủng tộc. Giáo viên nên khuyến khích học sinh nghĩ về các nền văn hóa khác nhau là khác biệt và không vượt trội so với các nền văn hóa khác.

8. Đảm bảo tính đa dạng trong chương trình giảng dạy

Một hậu quả của chủ nghĩa thực dân là tập trung vào các kinh nghiệm và kiến ​​thức của người da trắng, mà hạn chế tiếp thu các nguồn kiến thức khác. Là một giáo viên, bạn có thể chọn bài đọc, video và các tài nguyên khác trong lớp bằng các nguồn kiến ​​thức và kinh nghiệm đa dạng.

9. Tập trung vào thay đổi, không đổ lỗi hay xấu hổ

Giáo dục chống phân biệt chủng tộc nên nhẫn nại và nhằm mục đích vượt qua sự ngại ngùng để tạo ra sự thay đổi. Chúng ta có thể cần thử thách bản thân để tìm hiểu lịch sử và những định kiến ​​không chính xác, đặt câu hỏi về những suy nghĩ và thói quen của chính chúng ta, và thực hành những cách khác nhau để lắng nghe và làm việc với những người khác từ các nền tảng khác nhau.

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Share.

Leave A Reply