Australia: Thành công lấy TR và cả PR sau khi hồ sơ TR bị từ chối

0

SSDH – Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, do không đáp ứng đủ yêu cầu của Bộ Di Trú về thời gian học 2 năm đối với ngành xin định cư mà hồ sơ xin Visa làm việc sau khi tốt nghiệp (Temporary Graduate Visa – Subclass 485) của bạn C đã bị từ chối.

Thông qua khiếu nại lên Tòa án phúc thẩm hành chính AAT, SW MIGRATION đã giúp bạn C giải thích mối quan hệ giữa bằng đại học, bằng thạc sĩ và tay nghề nộp đơn xin visa, và đã thành công thay đổi phán quyết của Bộ Di Trú. Đồng thời trong suốt thời gian 2 năm chờ khiếu nại, bạn C cũng đã tích cực lấy thêm điểm cho định cư diện tay nghề và thành công lấy được PR.

AAT-Visa-485

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA VISA 485

Temporary Graduate Visa (subclass 485), hay còn gọi là TR (Temporary Resident), là visa tạm trú cho phép sinh viên quốc tế tiếp tục sinh sống, học tập và làm việc tại Úc sau khi tốt nghiệp. Visa 485 thường được các bạn sinh viên sử dụng để tích luỹ kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp, cũng như là bước đệm để chuẩn bị hồ sơ nếu có mong muốn định cư lâu dài tại Úc.

Điều kiện để xin Visa 485 khá đơn giản và hầu hết các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đều có thể thoả mãn các điều kiện. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các loại visa khác, một sai lầm nhỏ trong quá trình nộp hồ sơ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng.

Visa 485 được chia thành hai nhóm:

1| Graduate Work Stream:
Có thời hạn 18 tháng kể từ ngày cấp;

2| Post-study Work Stream:
Là loại Visa 485 thường thấy nhất và có thời hạn từ 2-4 năm kể từ ngày cấp.

Điều kiện chung của Visa 485:

  • Hoàn thành khoá học đủ điều kiện (eligible qualifications) tại Úc;
  • Thời lượng của khoá học tối thiểu là 2 năm (92 tuần);
  • Đương đơn phải nộp hồ sơ tại Úc (onshore);
  • Nộp hồ sơ trong vòng 6 tháng kể từ ngày hoàn thành khoá học;
  • Dưới 50 tuổi;
  • Đủ điều kiện tiếng Anh: IELTS 6.0 & không band dưới 5.0, PTE 50 & không band dưới 36, hoặc tương đương;
  • Có bảo hiểm y tế trong thời gian nộp và trong quá trình hiệu lực của visa;
  • Đáp ứng các yêu cầu về sức khoẻ và lý lịch tư pháp:
  1. Giấy khai sinh
  2. Police check của Úc (AFP)
  3. Form 80
  4. Khám sức khoẻ

Ngoài ra, người nộp đơn phải đạt yêu cầu của một trong hai nhóm sau:

1| Graduate Work Stream:

• Có skill assessment nằm trong danh sách tay nghề trung và dài hạn (Medium and Long-term Strategic Skills List – MLTSSL);

• Có bằng cấp thoả yêu cầu và ‘liên quan mật thiết’ (closely related) đến ngành nghề nộp đơn xin visa.

2| Post-study Work Stream: Hoàn thành một trong những khoá học sau trong vòng 6 tháng trước khi nộp đơn xin visa:

  • Bachelor
  • Bachelor (Honours)
  • Master (Coursework or Research)
  • PhD

* Lưu ý: Graduate Certificate & Graduate Diploma sẽ không đủ điều kiện.

• Có Visa du học đầu tiên được cấp sau ngày 5/11/2011. Nếu bạn được cấp Visa du học (kể cả học cấp 3 hoặc exchange) trước ngày 5/11/2011, bạn sẽ không đủ điền kiện cho nhóm này.

* LƯU Ý:
Bộ Di Trú đã chính thức thông báo những sửa đổi trong Bộ Luật Di Trú do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (Migration Amendment (COVID-19 Concessions) Regulations 2020) đối với Visa 485 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 19/9/2020.

1| SƠ LƯỢC VỀ HỒ SƠ

Sinh viên C đã hoàn thành chương trình cử nhân và thạc sĩ tại Úc. Trong đó, bằng cử nhân chuyên ngành Tội phạm học (Bachelor of Arts, majoring in Criminology) có thời gian học là 3 năm, và bằng Thạc sĩ Kế toán (Master of Accounting) có thời gian học là 1.5 năm. Vì C đã đến Úc du học trước năm 2011 nên chỉ có thể nộp đơn xin Visa 485 Graduate Work Stream có thời hạn 18 tháng.

Dựa trên yêu cầu của Graduate Work Stream, ngành Criminology hoàn toàn không nằm trong danh sách tay nghề định cư MLTSSL. Mặc dù ngành Accounting nằm trong danh sách MLTSSL, nhưng vì thời gian học của C chỉ có 1.5 năm nên không đáp ứng đủ yêu cầu thời hạn học tối thiểu 2 năm.

Trong trường hợp này, nếu muốn lấy được TR thì C phải giải thích mối tương quan giữa ngành nghề nộp đơn xin visa và 2 học vị cử nhân và thạc sĩ đã đạt được, thì mới có thể đáp ứng yêu cầu về thời gian học.

Ví dụ, một sinh viên học đại học chuyên ngành Tài chính (Finance) trong 3 năm và thạc sĩ chuyên ngành Kế toán (Accounting) trong vòng 1.5 năm. Tuy rằng ngành Finance không thuộc danh sách ngành nghề MLTSSL, nhưng có liên hệ mật thiết với ngành Accounting được dùng để nộp đơn xin Visa 485. Do đó, tổng thời gian học có thể được tính là 4.5 năm (3+1.5 năm) và đáp ứng được yêu cầu thời hạn học tối thiểu 2 năm.

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ 

Đối với yêu cầu ‘liên quan mật thiết’ (closely related), nhiều người vẫn chưa tìm hiểu kỹ về các quy định pháp lý sẽ lầm tưởng rằng đương đơn cần phải giải thích mối tương quan chặt chẽ của 2 khoá học. Trên thực tế, Luật Di Trú Úc đã chỉ rõ là đương đơn cần phải chứng minh mối tương quan mật thiết giữa một hoặc nhiều khoá học và ngành nghề nộp đơn xin Visa 485.

Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta có thể thấy rằng chuyên ngành Criminology rõ ràng không có bất kỳ mối liên quan trực tiếp nào đến ngành Accounting. Do đó, Bộ Di Trú đã từ chối hồ sơ xin Visa 485 của đương đơn C với lý do không đáp ứng được yêu cầu về thời lượng chương trình học. Tức là C sẽ không thể được cấp visa làm việc tại Úc và tích luỹ điểm định cư để xin PR. Đối với một người lựa chọn học Accounting vì mục đích định cư như C mà nói thì đây là một cú sốc rất lớn.

Do đó, C đã tìm đến SW MIGRATION để được giúp đỡ. Sau khi biết được nguyện vọng xin PR của bạn C, SW MIGRATION đã ngay lập tức nộp đơn kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm hành chính AAT, và đồng hành cùng bạn C trên con đường khiếu nại AAT và xin PR.

2| PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT 

Sau khi tìm hiểu chi tiết về các văn bản luật cùng với 2 tấm bằng Cử nhân và Thạc sĩ của C, Cố vấn Di Trú cấp cao của chúng tôi đã phát hiện ra rằng trong danh sách tay nghề nhập cư MLTSSL có một ngành nghề là: 221111 Accountant, Insolvency Practitioner – tức là chuyên viên kế toán chuyên xử lý những vụ giải thể, phá sản và thanh lý tài sản.

Xem đây là một điểm bức phá, trong hồ sơ giải trình với AAT, SW MIGRATION đã giải thích chi tiết rằng để làm được công việc này, chuyên viên kế toán phải vận dụng kiến thức về tội phạm học khi xử lý những vụ tranh chấp pháp lý liên quan đến nợ nần, và cũng để nâng cao năng lực của nhân viên pháp lý trong việc phân tích và điều tra những thương vụ như vậy.

Đồng thời, trước khi tham gia phiên toà, đội ngũ Cố vấn Pháp lý của SW MIGRATION đã giúp C tổ chức một phiên toà giả định (Mock Hearing) và mô phỏng những câu hỏi có khả năng sẽ được đề cập tại toà, hướng dẫn C cách trình bày những lợi ích mà khoá học Criminology có thể đem lại cho bản thân trên con đường trở thành chuyên viên thanh lý tài sản.

Thư giải trình đầy thuyết phục của SW MIGRATION, cùng với những câu trả lời và biện hộ hoàn hảo của C trước toà cuối cùng đã thuyết phục được AAT bác bỏ phán quyết ban đầu và thành công lấy được TR.

CON ĐƯỜNG CHINH PHỤC PR

Theo số liệu từ trang web chính thức của AAT, thời gian thụ lý các khiếu nại AAT về visa trung bình từ 18-24 tháng. Sau khi giúp C nộp đơn xin khiếu nại AAT, đội ngũ pháp lý của SW MIGRATION cũng đã ngay lập tức nộp đơn xin Visa bắc cầu (Bridging visa) để đảm bảo rằng đương đơn C có thể tiếp tục sinh sống và làm việc hợp pháp tại Úc.

Trong suốt 24 tháng chờ thụ lý hồ sơ khiếu nại AAT, dựa trên những tư vấn của SW MIGRATON, C đã nhanh chóng tích luỹ được 85 điểm di trú thông qua kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ tiếng Anh, v.v… Một số điểm rất cao tại thời điểm đó! Nhờ vậy mà C đã nhanh chóng lấy được PR chỉ 3 tháng sau khi phiên toà AAT kết thúc thành công, không lãng phí một giờ khắc nào kể từ lúc bị từ chối cấp TR cho đến khi khiếu nại AAT thành công và chinh phục “giấc mơ Úc!”

PHẦN ĐỌC THÊM

1| KHIẾU NẠI AAT LÀ GÌ?

Toà án phúc thẩm hành chính (Administrative Appeals Tribunal, gọi tắt là AAT) có chức năng là dựa trên luật pháp Liên bang của Chính phủ Úc để tiến hành xem xét các quyết định hành chính một cách độc lập.

Đối với việc xét duyệt visa Úc, có muôn vàn lý do khiến bạn có thể phải đối mặt với việc bị từ chối cấp visa (Visa Refusal) hoặc bị hủy visa (Visa Cancellation), chẳng hạn như: thiếu sót trong việc chuẩn bị hồ sơ xin visa, cung cấp thông tin không chính xác, nhân viên xét duyện visa áp dụng không đúng điều khoản chính sách, hoặc thậm chí là do phán quyết chủ quan của nhân viên cấp visa. Một khi bị từ chối hoặc bị hủy visa, không những sẽ ảnh hưởng đến việc xin visa trong tương lai, mà đương đơn còn có thể phải đối mặt với những hạn chế như không được phép nhập cảnh vào Úc trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, dựa trên hệ thống pháp luật của Úc, ngay cả quyết định do Bộ Di trú đưa ra vẫn chưa phải là quyết định cuối cùng.

Do đó, cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp visa của bạn gặp vấn đề chính là tìm kiếm sự giúp đỡ từ các Cố Vấn Di Trú, xác định xem có thể kháng cáo để thay đổi quyết định của Bộ Di trú hay không. Thời hạn kháng cáo của AAT sẽ dựa trên ‘Decision Record’ do Bộ Di trú cung cấp. Thông thường, đơn khiếu nại phải được nộp trong vòng 21 ngày đối với trường hợp bị từ chối cấp visa Úc và trong vòng 7 ngày đối với trường hợp bị hủy bỏ visa.

Ngoài các trường hợp liên quan đến nhập cư và tị nạn, Toà án phúc thẩm hành chính AAT còn xử lý các phương diện về: hỗ trợ trẻ em, trợ cấp gia đình, an sinh xã hội, visa, chương trình bảo hiểm cho người khuyết tật toàn quốc, thuế, phúc lợi dành cho cựu chiến binh và các trường hợp bồi thường cho người lao động theo yêu cầu của Luật Liên bang.

2| NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CỦA AAT:

Phiên toà AAT sẽ căn cứ vào các dữ kiện (Merits Review), và việc xét xử được tiến hành độc lập dựa trên cùng một khuôn khổ pháp lý chung với nhân viên xét duyệt visa của Bộ Luật Di Trú. AAT sẽ yêu cầu đương đơn bổ sung giấy tờ và/hoặc mời đương đơn tham gia phiên toà. Sau đó, thẩm phán sẽ dựa trên những thông tin mà đương đơn và các bên liên quan cung cấp để đưa ra phán quyết cuối cùng. Nếu có nhiều hơn một phán quyết thì cần phải lựa chọn phán quyết có lợi cho đương đơn.

3| PHÁN QUYẾT CỦA AAT:

Việc xét xử của AAT chủ yếu sẽ có các loại quyết định sau:

  • Affirm (Xác nhận): AAT cho rằng quyết định từ chối hoặc hủy bỏ visa của Bộ Di Trú là chính xác và sẽ giữ nguyên phán quyết ban đầu.
  • Vary (Thay đổi): Thay đổi quyết định của Bộ Di Trú.
  • Set Aside (Phủ định và tái phán quyết): Phủ định quyết định của Bộ Di Trú và đưa ra phán quyết mới dựa trên Luật Di Trú, thường áp dụng cho trường hợp bị hủy visa.
  • Remit (Trả hồ sơ để phúc thẩm): Chuyển hồ sơ về lại cho Bộ Di Trú và yêu cầu xét duyệt hồ sơ một lần nữa dựa trên các điều luật mà AAT đề xuất. Quyết định này thường áp dụng cho các trường hợp bị từ chối cấp visa.

LỜI KHUYÊN 

Luật Di Trú là một trong những điều luật phức tạp và khắc khe nhất của hệ thống pháp luật ở Úc. Do đó, cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến visa là tìm kiếm sự giúp đỡ và tư vấn chính xác từ các Cố vấn và Luật sư Di trú.

Sự chủ quan hoặc phán đoán sai sẽ dẫn đến hậu quả cực kỳ nghiệm trọng. Việc bị từ chối hoặc hủy visa không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch hiện tại mà còn sẽ có tác động rất xấu đến các hồ sơ visa sau này tại bất kỳ nước nào.

SSDH (theo SW imigration)

Share.

Leave A Reply