Sẵn sàng du học – Các trường đại học tại Vương quốc Anh đang gặp khó khăn trong việc dữ vững vị trí trong bảng xếp hạng, trong khi các tổ chức ở Đức, Trung Quốc và Úc đang ngày càng vươn lên. Những dữ liệu mới tiết lộ rằng khoảng cách giữa khu vực ở Vương quốc Anh và các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới khác đang ngày càng lớn.
Tuy Đại học Oxford đứng đầu bảng xếp hạng năm 2020 năm thứ tư liên tiếp, nhưng hầu hết các tổ chức hàng đầu khác đều bị tụt hạng. Nhìn chung, 18 trong số 28 trường học tại Vương quốc Anh được xếp hạng trong top 200 của bảng đã bị tụt hạng kể từ năm ngoái.
Dưới đây là bảng xếp hạng top 10 các trường đại học năm 2019 và 2020:
Tên trường |
Vị trí |
2020 |
2019 |
Vương quốc Anh |
1 |
1 |
|
California Institute of Technology |
Hoa Kỳ |
2 |
5 |
Đại học Cambridge |
Vương quốc Anh |
3 |
2 |
Đại học Stanford |
Hoa Kỳ |
4 |
3 |
Hoa Kỳ |
5 |
4 |
|
Trường Đại học Princeton |
Hoa Kỳ |
6 |
7 |
Đại học Harvard |
Hoa Kỳ |
7 |
6 |
Đại học Yale |
Hoa Kỳ |
8 |
8 |
Đại học Chicago |
Hoa Kỳ |
9 |
10 |
Imperial College London |
Vương quốc Anh |
10 |
9 |
So với năm ngoài số lượng giảm thứ hạng các trường tại Anh là không đáng kể nhưng theo dữ liêu phân tích năm năm cho thấy Anh đang có xu hướng sụt giảm. Trong năm 2016, 34 trường đại học Vương quốc Anh nằm trong top 200 đến năm nay chỉ còn 28 trường, phần lớn là do các trường đại học ở các quốc gia khác có tốc độ phát triển nhanh hơn.
Ngược lại, xếp hạng của Đức tăng đáng kể trong top 200 từ 3 lên 23 trường, Trung Quốc từ 5 đến 7 và Úc từ 3 đến 11 trường.
Nghiên cứu theo chiều dọc cũng cho thấy mức độ tài trợ tại các trường đại học ở Vương quốc Anh đã bị vượt qua bởi các hệ thống giáo dục đại học lớn khác. Mức thu nhập trung bình tại 48 trường đại học Vương quốc Anh trong top 400 trung bình là 497.000$ (404.000 bảng Anh), tăng chỉ 6,5% kể từ năm 2016.
Con số tương đương ở Đức là 1,21 triệu đô la, tăng 38% trong cùng kỳ, trong khi ở Trung Quốc là 1,47 triệu đô la, tăng 57,1%. Ngay cả các trường đại học công lập Hoa Kỳ trong top 400 cũng có kết quả tốt hơn.
Stephen Conway, giám đốc dịch vụ nghiên cứu tại Đại học Oxford cho biết sự đóng góp mà các nhà tài trợ của Vương quốc Anh tạo ra cho chi phí nghiên cứu thực tế tại các trường đại học đã giảm qua các năm mà trong khi các nơi khác trên thế giới đang đầu tư vào hệ thống nghiên cứu và đổi mới của họ.
Các chính sách của nước Anh cũng đang ảnh hưởng không nhỏ đến tính phát triển toàn cầu của các trường đại học và làm giảm các khoản hỗ trợ nghiên cứu từ châu Âu.
Các lãnh thổ được đại diện trong top 200:
Vị trí |
Số trường đại học trong BXH |
Trường đại học tốt nhất |
Thứ hạng cao nhất |
Hoa Kỳ |
60 |
California Institute of Technology |
2 |
Vương quốc Anh |
28 |
Đại học Oxford |
1 |
Đức |
23 |
LMU Munich |
32 |
Úc |
11 |
Đại học Melbourne |
32 |
Hà Lan |
11 |
Wageningen University & Research |
59 |
Canada |
7 |
Trường đại học Toronto |
18 |
Trung Quốc |
7 |
Đại học Thanh Hoa |
23 |
Thụy Sĩ |
7 |
ETH Zurich |
13 |
Nam Triều Tiên |
6 |
Seoul National University |
64 |
Pháp |
5 |
Paris Sciences et Lettres – PSL Research University Paris |
45 |
Hồng Kông |
5 |
Hồng Kông |
35 |
Thụy Điển |
5 |
Karolinska Institute |
41 |
Phil Baty, giám đốc của THE cho biết, dựa trên các xu hướng hiện tại và với Brexit diễn ra, Đức đã sẵn sàng vượt qua Vương quốc Anh để trở thành quốc gia giáo dục đại học số một của châu Âu, nhờ đầu tư nghiên cứu, tăng cường tập trung vào quốc tế hóa và các sáng kiến xuất sắc.
Nhìn chung, các tổ chức hàng đầu ở Trung Quốc đại lục có điểm số cao hơn về tác động và thu nhập trong năm nay.
Úc cũng đã có một năm phát triển mạnh mẽ, với hai tổ chức – Đại học Công nghệ Queensland và Đại học Canberra – lần đầu tiên lọt vào top 200 toàn cầu (sau năm 2011). Trong khi thị trường quốc tế đang ngày càng cạnh tranh với các trường đại học Úc điều đó càng thúc đẩy họ hơn để đảm bảo những gì họ đang cung cấp thực sự là đẳng cấp thế giới.
Bảng xếp hạng Đại học Thế giới năm 2020 bao gồm gần 1.400 trường đại học từ 92 quốc gia.
Người dịch: Phương Thảo (SSDH)