Bí quyết học ngoại ngữ của các cựu du học sinh

0

SSDH – Ngoại ngữ không chỉ là chìa khóa của tri thức mà còn là ngôn ngữ giúp kết nối cộng đồng. Giỏi ngoại ngữ không những mang lại cho bạn những cơ hội du học hấp dẫn mà còn giúp bạn tìm hiểu văn hóa, con người ở những nơi bạn muốn đến.

 

Sang Pháp du học theo chương trình học bổng toàn phần của Đại sứ quán Pháp cấp cho các sinh viên ưu tú, bạn Nguyễn Minh Hoài An, ĐH Quản trị Paris, cho biết: “Đối với việc học tiếng nước ngoài khó nhất và quan trọng nhất là nghe hiểu. Mình hay bật tivi xem và nghe các chương trình, không cần hiểu ngay, cứ nghe cho thấm dần và quen với ngôn ngữ đã. Nên mua TV có TeleTEXT (có hỗ trợ phụ đề tivi) để bạn có thể hiểu được các từ mới, ngôn ngữ thường ngày, tiếng lóng…

 

Ngoài ra, cần chịu khó đọc sách báo tạp chí, tham gia các forum disscusion Pháp ngữ theo chủ đề mình yêu thích. Nếu như đọc báo giúp bạn học được các từ vựng và cấu trúc hay, thì tham gia diễn đàn thảo luận sẽ giúp bạn học được ngôn ngữ đời thướng, tiếng lóng và luyện viết. Để thực sự học tốt tiếng Pháp cần phải nắm vững kiến thức ngữ pháp, cái này phải tự học và thông qua thực hành. Nên chịu khó viết văn bản, thư từ hay hội thoại trong các diễn đàn thì rất nhanh tiến bộ. Bên cạnh đó việc kết nối bạn bè cũng mang lại rất nhiều thuận lợi trong việc học tiếng ”. 

 

Bi-quyet-hoc-ngoai-ngu-cua-cac-cuu-du-hoc-sinh

Học ngoại ngữ trong môi trường quốc tế (ảnh minh họa)


Bạn Đào Thanh Phương, học viên tiến sĩ trường University of California – một trong những gương mặt xuất sắc của Việt Nam giành học bổng 350.000USD (hơn 7 tỷ đồng), điểm TOEFL 110/120 điểm (theo tiêu chuẩn học thạc sĩ ở các nước châu Âu thì chỉ cần TOEFL 80 điểm), chia sẻ bí quyết học tiếng Anh: “Mỗi người có một phương pháp học khác nhau, quan trọng là phương pháp nào hợp với mình thì sẽ cho hiệu quả cao. Em không học quá nhiều, không cố nhồi nhét mà thường học khi có hứng. Quan trọng nhất là khi học phải tập trung và em cũng tự đề ra cho mình một nguyên tắc nhỏ là phải xem bài trước khi đến lớp. Với em, việc đọc và ghi chú lại những điểm cần lưu ý là cách vừa ép mình đọc chậm, vừa ép mình hiểu, với cách học này em thấy rất hiệu quả”.

 

Còn theo bạn Vân Anh, sinh viên Trường ĐH Tokyo – người giành học bổng toàn phần chương trình sau ĐH của Chính phủ Nhật Bản thì: Để học tốt tiếng Nhật cần sử dụng tiếng Nhật thường xuyên, nói chuyện nhiều với người Nhật. Bạn đừng ngại nói sai, kể cả khi nói sai thì việc sử dụng ngoại ngữ sẽ giúp bạn luôn chủ động và có phản xạ tốt hơn. Hãy tận dụng thời gian rảnh để nghe các bài hát tiếng nhật hay xem Dorama (phim truyền hình). Những thứ này không những giúp bạn thư giãn mà còn giúp bạn hiểu thêm về nền văn hóa đời sống của người Nhật. Bên cạnh đó bạn có thể học thêm tiếng Nhật và tìm hiểu văn hóa ẩm thực của đất nước hoa anh đào qua việc học nấu các món ăn của Nhật.

 

Ngoài ra bạn cũng có thể đi làm thêm (như phục vụ nhà hàng, thu ngân,…) hay đi phiên dịch, hoặc dạy tiếng Việt cho người Nhật, qua quan sát, qua tự học trên mạng, tra cứu… Với các phương pháp trên, bạn không những nâng cao được trình độ tiếng Nhật mà còn có thu nhập, có điều kiện mở rộng quan hệ.

 

Theo Atlantic

Share.

Leave A Reply