Các lỗi ngữ pháp phổ biến du học sinh nên tránh khi viết hồ sơ đăng ký đại học

0

SSDH- Việc phát hiện và sửa những lỗi ngữ pháp căn bản sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình chuẩn bị báo cáo cá nhân ứng tuyển đại học. Một bài viết chuẩn chỉnh có thể tạo ra sự khác biệt và gây ấn tượng với các chuyên gia tuyển sinh.

Tim Bale, Giáo sư chính trị tại Đại học Queen Mary London, chia sẻ rằng ban tuyển sinh sẽ xem xét nhiều tiêu chí khác nhau trong đơn dự tuyển, các bài kiểm tra ngôn ngữ không phải là ngoại lệ. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất cho các sinh viên là hãy kiểm tra thật kỹ và nhiều lần trước khi gửi hồ sơ. Mặc khác, một thành viên của nhóm tiếp thị quốc tế tại King’s College London lại có lập trường cứng rắn hơn đối với các lỗi sai trong đơn đăng ký. Họ cho rằng một bản tuyên bố cá nhân không nên có bất kỳ sai sót nào, dù là ngữ pháp hay những bằng chứng sai thực tế. Một bài luận nhiều lỗi sẽ khiến người đọc có ấn tượng rằng người viết không đủ năng lực và không chuyên nghiệp, bất kể họ có thành tích xuất sắc đến đâu. Đây chắc chắn sẽ là một bất lợi cho người nộp đơn khi được so sánh với những bài viết tốt hơn khác.

Tóm lại, để tối đa hóa cơ hội giành được một suất học tại ngôi trường mơ ước và để lại dấu ấn trong quá trình xét tuyển, bạn có thể tham khảo một số lỗi phổ biến cần chú ý dưới đây:

  1. Nhầm “effect” và “affect”
  2. Lỗi từ đồng âm (những từ phát âm giống nhau nhưng đánh vần khác nhau, như “course” và “coarse”)
  3. Sử dụng cách viết của Anh Mỹ thay vì Anh Anh (chẳng hạn “color” thay vì “colour”)
  4. Sử dụng sai từ “about”
  5. Thiếu hoặc sử dụng sai dấu nháy đơn
  6. Sử dụng nhiều từ “said” hoặc “because” trong một câu đơn
  7. Tài liệu tham khảo học thuật bị thiếu, không đầy đủ hoặc không chính xác
  8. Câu quá dài
  9. Các vấn đề về cú pháp (cấu trúc câu)
  10. Thiếu hoặc sử dụng sai một số từ (“a”, “the”)
  11. Chủ ngữ là danh từ số ít hoặc số nhiều không phù hợp với động từ
  12. Sử dụng sai các liên từ (như “although”, “therefore”, “whereas”)
  13. Sử dụng sai giới từ (ví dụ: “for”, “on”, “at”…)

Người dịch: Bảo Dung (SSDH)

Share.

Leave A Reply