Sẵn sàng du học – Trong lịch sử, học tập được coi như một lối thoát trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Đối với một số sinh viên mới tốt nghiệp đại học, một chương trình thạc sĩ hoặc thậm chí là tiến sĩ cung cấp một sự thay thế dường như an toàn để tham gia vào thị trường việc làm khi cơ hội việc làm bị hạn chế. Mặc dù có nhiều con đường để theo đuổi thành công, nhưng học tập vẫn được xem là giải pháp hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về những vấn đề cần nắm bắt khi bạn muốn tham gia một chương trình sau đaị học nhé!
# 1 Nghề nghiệp tương lai của bạn có yêu cầu bằng sau đại học?
Quyết định đi học cao học là một điều nghiêm túc, và đó không phải là điều bạn nên làm chỉ vì bạn không biết làm gì với thời gian của mình. Theo Cục Thống kê Lao động (BLS), dưới 5% tổng các công việc tại Hoa Kỳ yêu cầu bằng thạc sĩ để nhập cảnh. Nếu lĩnh vực nghề nghiệp của bạn không bắt buộc phải có bằng cấp cao thì có thể có những lựa chọn thay thế tốt hơn như một số khóa học phát triển kỹ năng hoặc chứng chỉ chuyên nghiệp.
# 2 Bạn sẽ trở nên “có giá trị hơn” với tấm bằng này?
Ngay cả khi nghề nghiệp mong muốn của bạn không hoàn toàn yêu cầu bằng cấp cao, chứng chỉ Thạc sĩ chính có thể giúp bạn có giá hơn trong một số lĩnh vực. Điều này đặc biệt đúng trong các lĩnh vực cạnh tranh như công nghệ, kinh doanh và kỹ thuật. Mặt khác, đây cũng có thể là một điều bất lợi khi bạn hoàn thành bằng cấp của mình, bạn có thể thấy mình đang phỏng vấn tại các công ty hạn chế về ngân sách, những tổ chức khó có thể trả lương theo đúng những gì bạn xứng đáng được nhận.
#3 Cuối cùng, bạn thực sự muốn học cao học?
Tham gia chương trình sau đại học trong cuộc suy thoái kinh tế là cơ hội tốt nhất để nâng cao trình độ học vấn của bạn, cũng là là một cách để tránh thị trường việc làm khó khăn trong một mùa. Các ngành nghề như luật, y học và kinh doanh thường sẽ yêu cầu bằng thạc sĩ, vì vậy nếu đây là những lĩnh vực mà bạn quan tâm, thì trường sau đại học gần như là một sự lựa chọn không cần suy nghĩ.
# 4 Nền kinh tế sẽ được cải thiện khi bạn học xong?
Không ai có thể dự đoán sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai, nên hãy cứ lựa chọn theo những gì bản thân bạn quyết định.
# 5 Bạn sẽ trả tiền học phí bằng cách nào?
Hầu hết mọi người phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan về việc có nên quay lại trường học để học các chương trình sau đại học hay không, với lý do về tài chính. Bạn không chỉ cần xác định làm thế nào để trả tiền học, mà bạn còn cần kiểm tra tình hình tài chính của mình. Ví dụ, nếu bạn đã có khoản vay sinh viên từ trường đại học, thì việc vay một khoản vay khác có thể khiến bạn gặp khó khăn, và chúng sẽ không thể biến mất. Bạn có thể nhận được một học bổng hoặc một nguồn trợ cấp và trong trường hợp này, hãy cố gắng hết mình vì một nguồn đầu tư hào phóng nhé!
# 6 Bạn có kinh nghiệm liên quan trong lĩnh vực của mình không?
Tùy thuộc vào nghề nghiệp trong tương lai của bạn, một số nhà tuyển dụng có thể mong muốn sự có kinh nghiệm từ bạn trước khi theo đuổi bằng cấp cao. Nếu chương trình cử nhân của bạn không bao gồm một chương trình thực tập, hãy tìm kiếm một số kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực chuyên môn trước khi đăng ký chương trình sau đại học.
# 7 Những mối quan hệ của bạn như thế nào?
Nghe có vẻ rập khuôn, nhưng thực sự là, đôi khi bạn có được một công việc tuyệt vời là nhờ các mối quan hệ mà bạn có. Một chương trình sau đại học thể cho bạn cơ hội phát triển mảng này bởi đó là nơi bạn được gặp những người có mục tiêu và sở thích nghề nghiệp tương tự. Đôi khi các giáo sư cũng trở thành đầu mối liên hệ với các công ty và cá nhân có thể cung cấp các cơ hội việc làm ý nghĩa. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn học tập nghiêm túc và chứng tỏ mình là một người cầu tiến.
# 8 Tính toán tỉ lệ ROI – Return on investment của bạn
Tính toán lợi tức thu về của bạn luôn là một ý tưởng tốt khi đăng ký vào một chương trình cấp bằng, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng tài chính quốc gia, tỉ lệ này sẽ bằng thu nhập dự kiến của bạn trừ đi chi phí bạn bỏ ra cho quá trình học tập. Rất đơn giản, phải không? Tỉ lệ ROI thực tế có thể phức tạp hơn một chút, nhưng không đáng kể.
#9 Bạn có đủ khả năng học tập không?
Suy thoái kinh tế đồng nghĩa với việc đăng ký chương trình sau đại học trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Bạn sẽ cần kiểm tra bảng điểm học tập của mình và xác định cách bạn chứng minh mình phù hợp hơn so với nhiều ứng viên khác có cùng ý tưởng với bạn. Nhiều trường sau đại học cũng yêu cầu điểm thi tốt nghiệp (GRE). Tuy nhiên, tuỳ vào các trường khác nhau sẽ có mức tiêu chuẩn điểm GRE khác nhau. Ngoài ra, nhiều trường khác sẽ có một cách tiếp cận toàn diện hơn để đánh giá đơn đăng ký học của bạn.
#10 Bạn sẽ nhận được những gì sau khoá học này?
Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì bạn nhận được từ trải nghiệm này. Quyết định đi học cao học trong thời kỳ suy thoái kinh tế (hoặc bất cứ lúc nào) là một vấn đề mang tính cá nhân cao. Không một người nào có thể đưa ra lựa chọn này cho bạn. Tuy nhiên, khi càng có nhiều thông tin, bạn sẽ được trang bị tốt hơn để biết mình nên làm gì. Hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về lĩnh vực việc làm cụ thể của bạn, thông qua các thông tin trực tuyến, hoặc với những người đã làm việc trong lĩnh vực của bạn, họ sẽ giúp bạn có một cái nhìn về thực tiễn tuyển dụng và xu hướng ngành.
Một khi bạn đã thực hiện tìm hiểu những điều này, hãy lập danh sách những ưu và nhược điểm, nói chuyện với bạn bè và các thành viên gia đình của bạn về lựa chọn theo học cao học, tìm kiếm bất kỳ nguồn thông tin có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất, bởi đây có thể là một quyết định ảnh hưởng lâu dài đến sự nghiệp của bạn!
Người dịch: Linh Trang (SSDH)