Canada: Chia sẻ kinh nghiệm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp giữa mùa dịch Covid-19

0

Sẵn sàng du học – Mình biết nhiều bạn tốt nghiệp cùng thời gian này với mình cũng đang khó khăn trong quá trình tìm việc, do đó, mình xin phép chia sẻ một số kinh nghiệm bản thân hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn đang trong hoàn cảnh tìm kiếm việc làm trong mùa dịch Covid-19.

ssdh-du-hoc-canada-sinh-vien1

Hi mọi người,

Mình là sinh viên mới tốt nghiệp từ Thompson Rivers University ở Kamloops, BC; chuyên ngành Human Resources Management. Mình mới chính thức tốt nghiệp cuối tháng 4 vừa rồi. Mới đây mình vừa nhận được một công việc full-time làm việc tại Vancouver. Hơn thế nữa, mình lại được may mắn làm trong ngành Giáo dục, ngành mà trước đây mình đã từng làm việc về mảng Nhân Sự (HR) tại Việt Nam và rất muốn tiếp tục tại Canada.

Mình biết nhiều bạn tốt nghiệp cùng thời gian này với mình cũng đang khó khăn trong quá trình tìm việc, do đó, mình xin phép chia sẻ một số kinh nghiệm bản thân hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn đang trong hoàn cảnh tìm kiếm việc làm trong mùa dịch Covid-19.

#1 Chủ động nộp CV các công việc mà mình đang tìm kiếm trên indeed và LinkedIn

Cứ mỗi một công việc được đăng tuyển thì mình lại tinh chỉnh sơ ý lý lịch của mình sao cho phù hợp với công việc đó. Mình diễn giải kinh nghiệm làm việc của mình (part time/full time/volunteer) theo “ngôn ngữ” (keywords) được sử dụng trong bài đăng tuyển đó. Sau đó, mình viết một cái thư xin việc cho công việc đó, kiểu như “tâm thư” gửi cho nhà tuyển dụng. Về kinh nghiệm chuẩn bị sơ yếu lý lịch và thư xin việc, mình viết nó khá là dài dòng và chi tiết. Trong quá trình học về chuyên ngành HR ở Canada, mình đã học và rút ra có rất nhiều điểm khác biệt giữa một bản sơ yếu lý lịch ở Canada và Việt Nam, vì trước đây mình cũng làm tuyển dụng ở Việt Nam. Có thể mình sẽ chia sẻ trong một bài khác về sơ yếu lý lịch và thư xin việc.

#2 Liên hệ nhà tuyển dụng hoặc quản lý tuyển dụng của công ty mình mới ứng tuyển

Sau khi đã ứng tuyển vào công việc, mình dùng LinkedIn để tìm thông tin công ty và nhà tuyển dụng của công ty đó. Sau đó, mình nhắn tin riêng cho họ. Mục đích là để ra “tín hiệu” là mình đã ứng tuyền cho vị trí abc xyz gì đó và đồng thời muốn tìm hiểu rõ hơn về vị trí đó. Đa phần người xin việc thường bỏ qua bước này, nhưng theo mình thì lại rất quan trọng. Mình muốn khác với những người khác, thì mình làm những gì họ thường không làm, kiểu như nỗ lực, nỗ lực hơn nữa.

#3 Kết nối, kết nối và kết nối

Mình thườngng xuyên sử dụng LinkedIn để kết nối với những người trong ngành, nghề mà mình muốn kiếm việc. Trường hợp của mình là kết nối với những người làm HR khác. Chủ động thêm kết nối kèm với một lời nhắn nho nhỏ:

“Hi…..,

I would love to connect with you.

Thank,

Joe “

Sau khi người đó đã chấp nhận lời đề nghị kết nối, mình gửi tin nhắn cám ơn và đặt những câu hỏi mà mình muốn hỏi. Thường thì mình sẽ tìm hiểu về vị trí công việc mà mình muốn ứng tuyển, hỏi về insights về ngành, những kinh nghiệm để có được việc mà mình đang tìm kiếm.

#4 Liên hệ bạn bè, người thân, quen ở khu vực thành phố mà bạn muốn kiếm việc

Vì mình đặt mục tiêu kiếm việc ở Vancouver nên mình liên hệ lại những bạn bè học cùng ngành HR và/hoặc đang làm HR ở Vancouver để hỏi kinh nghiệm. Hỏi về tình hình việc làm ở công ty bạn đó, tình hình thị trường việc làm thế nào. Vì HR là vị trí đặc thù nên thường các thông tin về việc làm, HR thường là người nắm nhiều thông tin, do đó, mình cũng có thể tham khảo thêm từ nguồn thông tin này.

#5 Gửi tin nhắn riêng cho các nhà tuyển dụng của các agency chuyên về tuyển dụng

Công việc của agency tuyển dụng là kết nối người tìm việc và công ty đang có nhu cầu tuyển dụng. Là một người kiếm việc, khi làm việc với nhà tuyển dụng, mình cũng không mất gì, nhưng ngược lại, lại được hỗ trợ để kiếm việc. Hiện tại, các nhà tuyển dụng cũng cho mình biết là rất nhiều các công ty đang “đóng băng” quá trình tuyển dụng, nhưng trong tương lai có thể tuyển. Trường hợp của mình thì mình liên hệ và làm việc với Robert Half, David Aplin, etc. Mặc dù, thông tin thị trường việc làm bị “đóng băng” nhưng có thêm một nguồn để hỗ trợ trong khi đang kiếm việc vẫn tốt hơn là không có gì. Có thể nhà tuyển dụng sẽ giúp được mình trong tương lai. Ngoài ra, các agency về tuyển dụng còn có nguồn tài nguyên “đồ sộ” chuyên về đào tạo nên mình có thể tự học hỏi và trang bị thêm những kiến thức thiếu.

#6 Quảng bá bản thân – Thương hiệu cá nhân

Mình dùng LinkedIn để quảng bá cho việc mình đang kiếm việc. Ví dụ, mình đặt tiêu đề (headline) của mình là: Looking for a recruiting/ HR roles. Những ai trong kết nối của LinkedIn đều sẽ thấy. Đồng thời, mình duy trì cường độ hoạt động trên LinkedIn thông qua việc Link, share, comment. Với thuật toán của LinkedIn, thì nó sẽ hiểu mình là một thành viên tích cực. Do đó, những bài đăng của mình sẽ xuất hiện thường xuyên hơn trên Newsfeed của những người trong kết nối của mình. Mục đích chính, đó là để cho càng nhiều người biết mình đang kiếm việc càng tốt. Mình cũng thiết kế và tạo ra một poster để quảng bá cho việc kiếm việc. Đại khái nội dung trên poster sẽ nói là mình cần tìm việc cho những vị trí nào (trường hợp của mình là open to recruiting/HR roles) và có kèm theo email để ai có thấy để rồi còn liên lạc lại với mình.

#7 Theo dõi các bài post của những chuyên gia chuyên về việc làm, định hướng nghề nghiệp

Mình thường theo dõi các bài đăng của những chuyên gia trong những mảng như tư vấn nghề nghiệp, định hương việc làm trên LinkedIn. Đây là những người có rất nhiều kinh nghiệm và đã thành công với những ứng viên đã có việc và có phản hồi rất tốt. Điển hình hình đang theo dõi Kirsty Bonner. Cô này chia sẻ những tips rất hay và thực tế. Các bạn có thể tham khảo.

Ngoài các việc mình đã làm phía trên, mình cũng cần chuẩn bị cho phỏng vấn. Quá trình này có thể mình sẽ chia sẻ trong một post khác nếu có thời gian.

Hy vọng bài chia sẻ này của mình có thể giúp cho những ai đang kiếm việc có thêm một số cách để tăng cơ hội có việc. Tại thời điểm này, người người thất nghiệp do ảnh hưởng của Covid-19 và cộng thêm lại một lớp mới ra trường như mình, nên thị trường việc làm lại càng cạnh tranh và căng thẳng. Hy vọng mọi người sẽ có thể kiếm được công việc như ý.

Good luck!

Cá Domino (SSDH) – Theo Joe Hoang

Share.

Leave A Reply