SSDH – Đại sứ Deborah Chatsis cho biết một ưu tiên hàng đầu của sứ quán là tạo điều kiện cho người Việt Nam muốn du học ở Canada. Bà cũng tiết lộ món ăn Việt ưa thích nhất của bà là rau muống xào.
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn trực tuyến, bao quát nhiều mặt từ từ giáo dục, kinh tế, di trú đến cảm nhận về Việt Nam, giữa Đại sứ với độc giả.
– Xin chào bà đại sứ. Ấn tượng của bà về Việt Nam sau hơn một năm công tác là như thế nào? Có giống với những gì bà tưởng tượng trước khi đến Hà Nội không? (Trọng Hoàng, 27 tuổi, Hà Nội)
– Tôi rất thích đất nước của các bạn. Trong vòng một năm qua tôi có nhiều kỷ niệm đẹp. Tôi có cơ hội gặp nhiều người ở Hà Nội và những nơi tôi đến ở các vùng miền khác. Tôi đến 5 thành phố chính cũng như 25 tỉnh thành trên cả nước. Tôi cũng có ấn tượng khác biệt so với ấn tượng đầu tiên khi tôi nghĩ đến, điều đầu tiên là sự khác biệt giữa các vùng miền. Một ấn tượng nữa là tầng lớp dân số trẻ và năng động của các bạn, những cảnh đẹp ở đây thật đa dạng và đây thật sự là đất nước tươi đẹp.
Ngày mai ngài Toàn quyền của chúng tôi sẽ đến thăm đất nước các bạn và hy vọng chúng ta có thể giúp ông thấy một phần nhỏ vẻ đẹp của các bạn.
Bà Đại sứ Canada tại Việt Nam Deborah Chatsis tại tòa soạn VnExpress. Ảnh: Hoàng Hà |
– Thưa Bà Đại Sứ, được biết Canada sẽ tăng cường hỗ trợ cho nghiên cứu bậc Tiến sĩ và Sau tiến sĩ tại Canada trong quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo với Việt Nam. Xin bà cho biết cụ thể hơn những hỗ trợ này. Xin cám ơn bà. (Nguyễn Hoàng Dương, 22 tuổi, Hà Nội)
– Cảm ơn câu hỏi của bạn. Canada có rất nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo tiến sĩ và sau tiến sĩ tại các trường đại học. Tôi có thể liệt kê ra đây một trong những học bổng danh giá nhất cho bậc tiến sĩ là Vanier. Vừa có một học sinh ở Hà Nội giành được học bổng này. Nếu muốn thêm thông tin thì bạn có thể xem tại trang của sứ quán hoặc vào trang web scholarships.gc.ca.
– Xin chào đại sứ, xin đại sứ cho biết trong những năm tới mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược giáo dục của Canada với giáo dục Việt Nam như thế nào? Canada sẽ ưu tiên và tập trung vào lĩnh vực vực giáo dục đào tạo nào đối với Việt Nam? Xin cảm ơn. (Đoàn Dũng, 24 tuổi, Hải Dương)
– Đối với đại sứ quán của và lãnh sự quán của chúng tôi ở TP HCM, giáo dục được ưu tiêu hàng đầu. Đối với giáo dục, chúng tôi có những chương trình khác nhau. Đầu tiên chúng tôi hướng tới là việc tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam học tập ở Canada. Cuối tháng 10, chúng tôi có tổ chức triển lãm giáo dục lần thứ 3 tại TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội, thu hút hơn 70 cơ sở đào tạo ở Canada tham gia. Chúng tôi rất vui mừng khi ngày càng nhiều sinh viên quan tâm muốn du học ở Canada.
Năm ngoái, hơn 1.000 người muốn nộp đơn xin du học ở đất nước chúng tôi và hơn 700 trường hợp được xem xét. Con số ấn tượng này gấp nhiều lần năm 2007. Chúng tôi hy vọng trong những năm tới đây sẽ nhiều hơn sinh viên Việt Nam được cấp visa du học ở Canada.
Lĩnh vực thứ hai của giáo dục chúng tôi hướng tới là việc liên kết giữa các trường của Canada và Việt Nam. Cho đến nay, có hơn 50 thỏa thuận, hiệp ước hợp tác giữa cơ sở đào tạo giữa hai bên. Trong chuyến thăm của ông Toàn quyền từ ngày mai, ông sẽ có buổi nói chuyện với sinh viên ĐH Công nghiệp TP HCM. Trường này có mối liên hệ chặt chẽ với Viện Khoa học công nghệ ứng dụng Saskatchewan của Canada. Trong buổi giao lưu thú vị này, ông Toàn quyền và đoàn tham dự có vinh dự lễ trao bằng cho các em sinh viên về môn khoa học ứng dụng.
Một trong những chương trình chúng tôi hướng tới trong giáo dục là hướng tới hợp tác phát triển. Cơ quan phát triển của chúng tôi là đang hợp tác với nhiều địa phương để phát triển đào tạo nghề. Trong chuyến thăm của ngài toàn quyền, ông cũng tới thăm tỉnh Trà Vinh.
Chủ đề nổi bật trong chuyến thăm của ông toàn quyền là giáo dục.
– Chào bà ! Canada là một nước lớn, một nền kinh tế lớn trên thế giới, tuy nhiên sự hiện diện của Canada trên các lĩnh vực tại Việt Nam – theo hiểu biết của tôi – còn chưa nhiều. Vậy xin bà cho biết Canada có kế hoạch gì trong thời gian tới để tăng cường sự hiện diện ở đây? (Phan Khắc Quang, 56 tuổi, Nha Trang, Khánh Hòa)
– Canada không chỉ cam kết tăng cường hiện diện ở Việt Nam mà còn trong các nước ASEAN. Và chúng tôi hy vọng tăng cường sự hiện diện trong khu vực. Trong 2013, chúng tôi sẽ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và tôi nghĩ đây là mốc son đánh dấu quan hệ hợp tác hai bên. Có thể bạn chưa được biết điều này 20 năm quan hệ hợp tác của chúng ta đã mang được nhiều thành tựu to lớn trong đó ta đã xây dựng được quan hệ hợp tác tin cậy lẫn nhau và giữa các bên và các quan hệ này không những thiết lập ở bậc quốc gia mà còn ở địa phương, tỉnh thành.
Đại sứ Chatsis. |
Canada rất vui mừng khi quan hệ thương mại ngày càng tăng lên giữa hai nước. Cho đến nay tổng thương mại hai chiều đã đạt 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên chúng tôi thấy rằng chúng ta còn nhiều tiềm năng để cùng nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại hai bên. Chúng ta cũng sẽ cũng có nhiều chuyến thăm cấp cao hơn và chuyến thăm của ông toàn quyền ngày mai là một minh chứng như vậy. Chúng ta còn tăng cường chuyến thăm trao đổi giữa hai nước. Đại sứ quán của chúng tôi và tổng lãnh sự quán ở TP HCMsẽ làm hết sức để tăng cường quan hệ hai quốc gia.
– Con tôi đang là du hoc sinh tại Canada . Cháu sang Canada khi còn hoc high school , đã được 4 năm rồi . Hiện đang hoc college tại Montreal – Quebec . Mỗi năm , khi hết hạn visa , con tôi đều phải trở về Viet Nam xin cái mới vì người ta bảo rằng , visa Canada không được gia hạn tại chỗ mà phải được xin từ 1 nước khác ngoài lãnh thổ Canada ? Xin bà cho biết có cách nào để con tôi có thể xin gia hạn visa trực tiếp tại Canada mà không phải quay trở về Viet Nam để làm không (Huỳnh Thị Anh, 49 tuổi, TPHCM)
– Đầu tiên, chúc mừng việc con bạn đã được học ở Canada. Trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi cần đi vào hai vấn đề: một là visa và hai là giấy phép du học (Study permit). Visa cho phép một người đi tới Canada trong khi giấy phép du học cho một người học tại Canada.
Vì thế, study permit có thể được làm mới hoặc gia hạn ở Canada. Bạn nên vào trang web về quyền công dân và di trú của Canada thuộc Bộ Di trú và Quyền công dân www.cic.gc.ca. Bạn có thể có đầy đủ thông tin về việc xin gia hạn hay làm mới và trình tự xin study permit ra sao. Bởi vì con bạn đang ở Quebec, để gia hạn giấy phép du học thì phải có giấy phép của chính quyền Quebec CAQ (giấy phép nhập cảnh Quebec).
Visa để tới Canada không thể được cấp hay làm mới ở Canada. Thông thường loại thị thực nhập cảnh nhiều lần có thể được cấp cùng với thời hạn của giấy phép du học và thời hạn hộ chiếu. Nếu con bạn đang ở Canada có thể gia hạn thị thực ở lãnh sự ở Mỹ bằng đường thư tín hoặc tổng lãnh sự quán ở TP HCM qua đường thư. Con bạn sẽ cần giấy phép du học còn giá trị, đơn điền đầy đủ thông tin và tiền phí bằng đúng đơn vị tiền nước nhận hồ sơ. Chúng tôi khuyến khích mọi người dùng dịch vụ chuyển phát nhanh vì lý do an ninh để đến đúng vị trí. Và khi nộp đơn, người nộp được cơ quan cấp phép gọi đến phỏng vấn bất cứ khi nào.
Chúng tôi khuyến khích con bạn xem thông tin về quy trình cấp visa trên trang tin của lãnh sự ở Mỹ hoặc lãnh sự ở TP HCM.
|
– Thưa bà đại sứ, trong tương lai, chính phủ Canada có mở đường bay thẳng trực tiếp từ TP HCM sang Canada hay không để rút ngắn thời gian bay? Việc phát triển vận tải đường biển với Canada có triển vọng thế nào? (Hoang Manh Hung, 52 tuổi, 4403 Nguyen Cuu Phu – Q.Binh Tan)
– Vào thời điểm này, chúng tôi chưa có kế hoạch thiết lập một đường bay thằng từ TP HCM tới Canada. Dù tôi có thông tin rằng một số hãng hàng không cũng đang vận động điều này và mong thiết lập đường bay trong tương lai.
Về việc vận tải đường biển, tổng lãnh sự quán của chúng tôi đã bàn bạc và thảo luận với rất nhiều đối tác Việt Nam và Canada trong việc thiết lập đường vận tải biển giữa hai nước. Chúng tôi cũng đã mời nhiều đối tác, phát triển vận tải đường biển tới bờ tây và bờ đông Canada. Gần đây cảng Halifax của chúng tôi cũng đã ký kết với cảng Hải Phòng một hiệp định liên kết vận tải biển giữa hai cảng và lập đường vận tải biển giữa hai nước.
– Xin hỏi bà đại sứ về những dự định tới đây trong việc xúc tiến văn hoá giữa Việt Nam – Canada ? (Vũ Thế Tiến, 23 tuổi, P603 Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội)
– Hiện tại chúng tôi chưa có chương trình cụ thể nào để thúc đẩy việc xúc tiến văn hóa giữa hai nước nhưng chúng tôi có nhiều hoạt động trong lĩnh vực này. Năm ngoái, chúng tôi có hỗ trợ xuất bản 2 tập truyện ngắn của một số nhà văn nữ của Canada xuất bản tại Việt Nam như Anne tóc đỏ dưới chái Nhà Xanh và Anne tóc đỏ làng Avonlee. Đầu năm nay, chúng tôi cũng hỗ trợ cho một Liên Hoan truyện tranh quốc tế tại Hà Nội.
Chuyến thăm của ngài toàn quyền tới đây của chúng tôi cũng là cơ hội rất tốt để xúc tiến cơ hội phát triển văn hóa giữa hai nước. Ngài cũng tới dự một tọa đàm về đa văn hóa ở trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn. Trong buổi tọa đàm, các diễn giả của hai nước sẽ chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm của họ về đa văn hóa. Trong đoàn đại biểu và diễn giả có nhà văn Kim Thúy (người Canada, gốc Việt, quê ở TP HCM).
– Xin chào Đại sứ, bà có nhận xét gì về sinh viên Việt Nam. Nền giáo dục ở Canada có ưu đãi gì đối với sinh viên ngoại quốc (Huỳnh Thị Út, 23 tuổi, Cần Thơ)
– Tôi có ấn tượng tốt đẹp với các bạn chọn Canada làm đất nước du học vì đó là đất nước rất xa xôi. Tôi cũng rất vui mừng khi biết nhiều du học sinh Canada đã quay trở lại Việt Nam để sống và làm việc với những kinh nghiệm đã học tập. Chúng tôi cũng rất vui khi biết những người đã từng học tại Canada đều khẳng định Canada có hệ thống giáo dục chất lượng cao, chi phí phải chăng.
– Bà có thể cho biết quan điểm về tình hình châu Á Thái Bình Dương hiện nay. Liệu Canada trong thời gian tới có mở rộng các mối quan tâm và sự hiện diện của mình ở khu vực này, đặc biệt là ở Đông Nam Á? (Nelson Le, 35 tuổi, Toronto)?
– Canada luôn cam kết thúc đẩy sự quan tâm đối với các nước ASEAN. Chúng tôi luôn quý trọng mối quan hệ lâu dài đã thiết lập với các nước ASEAN. Chúng tôi là một đối tác lâu dài của các nước ASEAN. Năm sau chúng tôi sẽ kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Canada và các nước ASEAN. Chúng tôi cũng đã ký hiệp ước thân thiện hợp tác với ASEAN (TAC). Hiện tại, chúng tôi cũng đang thúc đẩy về hợp tác chính trị, kinh tế trong khu vực. Việc này chúng tôi cũng làm trong cuộc họp thượng đỉnh APEC vào đầu tuần này. Trong cuộc họp này, Thủ tướng của chúng tôi cũng công bố muốn thúc đẩy hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Canada lúc nào cũng mong muốn tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực Đông Nam Á.
– Theo bà, chúng ta phải làm gì để tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Canada ngày càng bền chặt hơn. (Trương Thanh Sơn, 53 tuổi, 68/15 Nguyễn bá Tòng, phường 11, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)
– Tôi tin chuyến thăm của ngài toàn quyền tới đây của chúng tôi sẽ nêu bật được tình đoàn kết giữa hai dân tộc chúng ta. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Canada tới Việt Nam. Nhân dịp chuyến thăm này, chúng tôi cũng nêu những vấn đề đã thảo luận từ trước tới nay: giáo dục, kinh doanh, văn hóa… Mặc dù đây là chuyến thăm ngắn, chúng tôi mong muốn chuyến thăm của ngài toàn quyền sẽ nêu bật được những thành tựu chúng ta đã được trong hơn 30 năm qua. Tôi hy vọng sau chuyến thăm này sẽ là nhiều chuyến thăm cấp cao khác nối tiếp.
– Xin chào đại sứ, bà có học tiếng Việt không, tôi sẽ rất vui nếu được nghe bà nói một chút tiếng Việt. (Đào Bình HCMC)
– Tôi rất cảm ơn vì cuộc phỏng vấn này trên mạng không phải phát thanh truyền hình vì không phải ai cũng hiểu được tiếng Việt của tôi. Tuần nào, tôi cũng dành ra vài giờ để học tiếng Việt. Tuy nhiên, học tiếng Việt đối với người ngoại quốc là một thử thách. Cô giáo tôi nói rằng tôi phải chăm chỉ hơn nữa nhưng thật khó vì tôi phải làm việc. Với tôi, ngôn ngữ của các bạn rất thú vị nên tôi luôn muốn học.
Cảm ơn các bạn.
Theo vnexpress