“Chập chững” sang Melbourne đã muốn làm thêm, hãy nghe chia sẻ này

0

Sẵng Sàng Du Học – Khi bạn đi du học, kiếm một công việc bán thời gian không chỉ là vấn đề giảm thiểu gánh nặng tài chính, mà đó còn là một cơ hội để bạn có thêm kinh nghiệm làm việc cũng như làm đẹp bản CV của mình hơn. Bài viết này là suy nghĩ và trải nghiệm cá nhân của mình về việc du học sinh đi làm thêm khi du học tại Melbourne.

Mình mới qua Melbourne được 4 tháng. Tháng đầu tiên lo chuyện nhà cửa và lật đật tìm chỗ chơi nên đến tháng thứ 2 thấy bạn bè đi làm kiếm ra tiền mới bắt đầu muốn làm thêm và lùng sục đi kiếm chỗ làm. Trước khi sang ba má cũng khuyên chăm lo học tập thôi, không cần làm đâu nhưng mình vẫn muốn kiếm, thứ nhất là có thêm tiền mua sắm linh tinh, thứ hai là như mình nói ở trên để tăng kinh nghiệm cá nhân. Làm nhiều biết nhiều, tội gì. Thế là dành ngay một buổi tối hí hoáy chỉnh sửa một cái CV thật đẹp, gửi đi mấy chục nơi và mong nhận hồi âm. Kinh nghiệm cá nhân là, cứ gửi CV đến 10 công ty thì sẽ có 1 công ty có khả năng gọi bạn.

Mức lương trung bình cho các du học sinh châu Á khi làm việc ở các nhà hàng tại Melbourne là từ 9-12$-SSDH

Mức lương trung bình cho các du học sinh châu Á khi làm việc ở các nhà hàng tại Melbourne là từ 9-12$-SSDH

Theo quy định, một du học sinh có thể làm thêm tối đa 20 tiếng/tuần. Tuy nhiên có rất rất nhiều bạn dành nhiều thời gian hơn thế cho việc làm thêm. Mức lương mình nêu trên tuy là thấp, nhưng sẽ chấp nhận được nếu không nảy sinh những vấn đề như: chủ xù lương, bóc lột sức lao động, bị chửi mắng khi làm việc, etc.

Ủy ban thanh tra du học sinh (The Overseas Students Ombudsman) trong 2 năm vừa qua đã nhận được ít nhất 1,030 đơn phàn nàn về vấn đề bóc lột sức lao động đến từ các du học sinh quốc tế. Nếu bạn nào chăm cập nhật tin tức, có thể đọc qua một số tin tức như: Gloria Jeans bị xử phạt vào tháng 4 sau khi trả lương thấp hơn mức quy định cho 22 nhân viên của họ hay cửa hàng đồng giá Nhật Bản Daiso cũng bị nhắc nhở sau khi trả lương thấp hơn mức quy định cho 27 nhân viên của họ.

Vì sao với mức lương thấp như vậy nhưng vẫn có nhiều du học sinh sẵn sàng làm việc? Với tâm lý và áp lực tìm một công việc bán thời gian để giảm thiểu gánh nặng tài chính, nhiều học sinh sẵn sàng chấp nhận bất kỳ công việc gì họ nhận được, miễn là kiếm được tiền.

Nhiều du học sinh châu Á nghĩ rằng, bạn càng làm chăm, bạn càng dành nhiều thời gian làm thì bạn sẽ càng gây ấn tượng với chủ-SSDH

Nhiều du học sinh châu Á nghĩ rằng, bạn càng làm chăm, bạn càng dành nhiều thời gian làm thì bạn sẽ càng gây ấn tượng với chủ-SSDH

Chính tâm lý này là một trong những nguyên nhân khiến du học sinh dễ dàng bị bóc lột sức lao động. Nguyên nhân thứ hai là do văn hóa khác biệt của học sinh đến từ các nước châu Á, châu Phi và học sinh phương Tây. Ví dụ đơn giản: các học sinh châu Á đến từ môi trường nơi học được dạy phải nghe lời ba mẹ, nghe lời người lớn, vì vậy họ sẽ nảy sinh tâm lý khi làm việc, chỉ cần nghe lời chủ, chủ bảo gì làm nấy là bạn sẽ thành công.

Nhiều du học sinh châu Á nghĩ rằng, bạn càng làm chăm, bạn càng dành nhiều thời gian làm thì bạn sẽ càng gây ấn tượng với chủ. Với lý do này, các bạn học sinh sẽ khó nhận ra rằng mình đang bị bóc lột hoặc mình đang bị trả lương không tương xứng với lượng sức mình bỏ ra.

Mình có tham gia một diễn đàn dành cho sinh viên Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Melbourne. Khi thảo luận đến vấn đề bóc lột sức lao động này, rất nhiều bạn không biết tổ chức nào có thể giúp họ tố cáo. Bên cạnh đó, có rất nhiều sinh viên biết mình đang bị bóc lột, nhưng họ vẫn chấp nhận vì đơn giản họ cần tiền. Như một người bạn của mình, bố mẹ bạn ấy phải trả $30,000 cho tiền học phí và họ không thể hỗ trợ bạn ấy thêm, vì vậy bắt buộc bạn ấy phải đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho các vấn đề khác như ăn uống, nhà cửa hoặc giao thông công cộng.

Khánh Ngọc(SSDH)

Share.

Leave A Reply