Chính sách xét visa và việc làm sau tốt nghiệp tại Australia

0

SSDH – Một trong các nội dung quan trọng giúp các sinh viên quốc tế có thể tiếp cận nền giáo dục Australia dễ dàng hơn chính là chương trình “Đơn giản hóa visa” (Streamlined Visa Processing).

 

Chương trình tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên muốn theo học các khóa cử nhân hoặc thạc sĩ tại Australia. Hội thảo du học Australia “Những thay đổi về chính sách xét visa và việc làm sau tốt nghiệp” được tổ chức lúc 17h30 – 19h30 ngày 9/11 tạiStar Building, 33 Mạc Đĩnh Chi, quận 1, TP HCM.

 

05112012duhocanh30.png

 

Từ 24/3/2012, 39 trường đại học của Australia và các học viện đối tác đã được Bộ Di trú và Công dân Australia lựa chọn tham gia vào chương trình “Đơn giản hoá visa” (Streamlined Visa Processing). Tất cả hồ sơ xin visa đại học (loại visa 573), đăng ký các khoá học cử nhân (bao gồm cả chương trình cử nhân chuyển tiếp) và thạc sĩ tín chỉ, có giấy mời và tiếp nhận học chính thức (eCOE) đều được xét theo chương trình này. Không tính đến quốc tịch, các sinh viên trong nhóm này sẽ được nằm trong nhóm xét visa ít rủi ro nhất (cấp độ xét 1). Thời gian xét hồ sơ của nhóm này sẽ trong vòng một đến 2 tuần và người xin visa không phải chứng minh tài chính.

 

Sinh viên quốc tế tốt nghiệp tại Australia sẽ có thêm các cơ hội làm việc cũng như thuận lợi và nhanh hơn trong việc xin thị thực sinh viên theo chính sách visa sinh viên được Chính phủ thông qua ngày 22/9/2011. Cụ thể, sinh viên quốc tế sau khi học xong đại học hoặc thạc sĩ có thời gian học tập tại Australia tối thiểu là 2 năm sẽ có thể ở lại làm việc thêm hai năm. Các sinh viên tốt nghiệp các chương trinh nghiên cứu sau đại học sẽ có quyền ở lại làm việc thêm 3 năm và đối với các sinh viên hoàn thành các chương trình tiến sĩ sẽ là 4 năm.

 

05112012duhocanh31.png

 

Tháng 12/2012, Chính phủ Australia đã ủy thác cho ông Michael Knight phụ trách thực hiện báo cáo về Chính sách visa sinh viên. Những thay đổi tích cực về visa là kết quả sau các nỗ lực vận động hành lang của các tổ chức giáo dục quốc tế.

 

Thục Uyên

Share.

Leave A Reply