Cơ hội du học Đức thông qua chương trình Erasmus+

0

SSDH – Mặc dù rằng phần lớn cá trường Đại học Đức không thu học phí, chi phí ăn ở và các chi phí học tập khác trong kỳ học đều do sinh viên tự chi trả. Sinh viên, do đó, phải tìm một sự hỗ trợ tài chính cho bao gồm chi phí như vậy, trong nhiều trường hợp có thể tương đối tốn kém. Có nhiều chương trình học bổng khác nhau và các chương trình hỗ trợ khác để giúp các sinh viên du học tại Đức, trong số đó có chương tình tài trợ của EU mang tên Erasmus+.

 

 Cơ hội du học Đức thông qua chương trình Erasmus+

 

Erasmus+ là gì?

 

Erasmus+ là một chương trình của Liên minh châu Âu về lĩnh vực giáo dục, đào tạo, thanh niên và thể thao cho giai đoạn 2014-2020, được thực hiện bởi Ủy ban châu Âu và một số tổ chức hỗ trợ nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nâng cao kỹ năng và việc làm cho thanh niên ở châu Âu. Kể từ năm 2014, chương trình Erasmus+ là một sự tiếp nối mang tính tích hợp cao của một số chương trình giáo dục mà Liên minh châu Âu đã thực hiện trong giai đoạn 2007-2013.

 

Ngân sách phân bổ mà Liên minh châu Âu dành cho các hoạt động Erasmus+ trong khoảng thời gian bảy năm là 14,7 tỷ €. Ước tính số sinh viên châu Âu được hưởng lợi từ chương trình này là hơn 4 triệu người, trong đó họ có thể nghiên cứu, đào tạo, có kinh nghiệm làm việc và tình nguyện ở nước ngoài mà vẫn được tài trợ bởi Erasmus+. Erasmus+ là một chương trình thành lập như là một công cụ để đạt được mục tiêu của Chiến lược châu Âu đến năm 2020 về giảm tỷ lệ thất nghiệp.

 

Những quốc gia thuộc diện được hỗ trợ bởi Eramus+

 

Erasmus+ EU không thể tài trợ tất cả các quốc gia và hơn thế nữa, mỗi quốc gia có thể tiếp cận các nguồn vốn này thông qua các tổ chức, cơ sở giáo dục theo khuôn khổ của Erasmus+.

 

Những quốc gia thuộc diện được hỗ trợ bởi Eramus+ có thể được phân loại như sau:

 

– Các quốc gia nằm trong chương trình tài trợ

 

Đây là những quốc gia được tài trợ hoàn toàn theo chương trình Eramus+: Bỉ, Hy Lạp, Lithuania, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Tây Ban Nha, Luxembourg, Romania, Cộng hòa Séc, Pháp, Hungary, Slovenia, Đan Mạch, Croatia, Malta, Slovakia, Đức, Ý, Hà Lan, Phần Lan, Estonia, Síp, Áo, Thụy Điển, Ireland , Latvia, Ba Lan, Vương quốc Anh và các nước không phải là thành viên của EU như: Cộng hòa Macedonia, Iceland, Na Uy, Liechtenstein và Thổ Nhĩ Kỳ.

 

– Các quốc gia đối tác

 

Trong danh mục của các nước đối tác là những nước mà chỉ có thể tham gia vào các hoạt động cụ thể của Erasmus + được quy định trong các điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể, quỹ tài trợ chỉ được phân phối thông qua các tổ chức và các cơ sở giáo dục của các nước này.

 

Các quốc gia này bao gồm: Khu vực Tây Balkan (Khu vực 1): Albania, Bosnia và Herzegovina, Kosovo, Montenegro và Serbia; các nước Đối tác phương Đông (Khu vực 2): Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Moldova, Lãnh thổ của Ukraine được công nhận bởi luật pháp quốc tế; các quốc gia ở phía Nam Địa Trung Hải (Khu vực 3): Algeria, Ai Cập, Israel, Jordan, Lebanon, Libya, Morocco, Palestine, Syria và Tunisia; và Liên bang Nga (Khu vực 4): Lãnh thổ của Nga được công nhận bởi luật pháp quốc tế.

 

– Các quốc gia đối tác khác

 

Dưới đây là danh sách các quốc gia có thể tham gia một cách hạn chế vào các hoạt động của Eramus+:

  • Khu vực 5: Andorra, Monaco, San Marino, Vatican, Thụy Sĩ.
  • Khu vực 6: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Maldives, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
  • Khu vực 7: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan.
  • Khu vực 8: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela.
  • Khu vực 9: Iran, Iraq, Yemen.
  • Khu vực 10: Nam Phi.
  • Khu vực 11: Angola, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Benin, Botswana, Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Cape Verde, Cộng hòa Trung Phi, Sát, Comoros, Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Quần đảo Cook , Djibouti, Dominica, Cộng hòa Dominica, Equatorial Guinea, Eritrea, Ethiopia, Fiji, Gabon, Gambia, Ghana, Grenada, Guinea, Guinea-Bissau, Guyana, Haiti, Bờ biển Ngà, Jamaica, Kenya, Kiribati, Lesotho, Liberia, Madagascar, Malawi, Mali, Quần đảo Marshall, Mauritania, Mauritius, Liên bang Micronesia, Mozambique, Namibia, Nauru, Niger, Nigeria, Niue, Palau, Papua New Guinea, Rwanda, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines , Samoa, Sao Tome và Principe, Senegal, Seychelles, Sierra Leone, Quần đảo Solomon, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Suriname, Swaziland, Cộng hòa Dân chủ Timor Leste, Tanzania, Togo, Tonga, Trinidad và Tobago, Tuvalu, Uganda, Vanuatu, Zambia, Zimbabwe.
  • Khu vực 12: Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Du học Đức thông qua chương trình Erasmus+

 

Chương trình Erasmus+ mang đến cơ hội cho tất cả các sinh viên hiện đang học tập tại một trường đại học ở đất nước họ, để được học tập trong khoảng một hoặc hai học kỳ tại một trường đại học của Đức. Vì vậy, chương trình tài trợ này không hỗ trợ các sinh viên hiện đang không theo học một chương trình đào tạo nào. Ý tưởng đằng sau các chương trình trao đổi là cho các sinh viên để làm giàu kiến thức học tập, thực hành chuyên môn, hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ ở nước ngoài, cụ thể ở đây là nước Đức.

 

Những yêu cầu đối với sinh viên quốc tế để có thể du học Đức thông qua chương trình Erasmus+

 

Các sinh viên đủ điều kiện để du học tại Đức qua Erasmus+ là những người:

  • Hiện đang học ở một trường đại học là một thành viên của Hiến chương Erasmus về Giáo dục đại học,
  • Việc học tập tại trường đại học ở địa phương có thể kết thúc bằng 1 tấm bằng tốt nghiệp được công nhận tại Đức,
  • Trường đại học Đức mà ứng viên có nguyện vọng theo học cũng phải là một thành viên của Hiến chương Erasmus về Giáo dục đại học,
  • Muốn trở thành một sinh viên trao đổi theo thỏa thuận chung giữa các trường đại học (trường tại địa phương và trường tiếp nhận ở Đức) cho các hoạt động hợp tác trao đổi sinh viên.

Khi đã tìm kiếm thông tin trên có sẵn trên website của Erasmus+ và các trường đại học ở Đức hợp tác với Erasmus, ứng viên cần phải:

  • Liên hệ với Văn phòng quốc tế của trường Đại học đó hoặc văn phòng Eramus+,
  • Liên hệ để biết thêm thông tin về Erasmus+, các cơ quan quốc gia đại diện cho Erasmus + tại đất nước nơi bạn đang sinh sống.

Mặc dù sinh viên chủ yếu nhận được tài trợ cho việc học tập tại Đức, sinh viên cũng có thể nhận được hỗ trợ bởi Erasmus+ để tham gia thực tập tại các công ty ở Đức. Đây là cơ hội cho sinh viên để được thực tập tại một tổ chức tư nhân hoặc tổ chức công ở Đức đang hoạt động trong thị trường lao động địa phương trong thời gian học tập tại trường của sinh viên.

 

– Được vay vốn theo chương trình Master Erasmus+

 

Ngân hàng hợp tác với Erasmus+ sẽ cung cấp các khoản vay cho sinh viên với lãi suất thấp hơn so với lãi suất thị trường, đưa ra các cơ hội cho sinh viên không phải trả nợ cho đến khi có được việc làm.

 

Cách thức để đăng kí tham gia và nhận được tài trợ từ Eramus+

 

Thông thường tất cả các thông tin cần thiết để đăng kí tham gia trao đổi học tập Erasmus+ có thể được thực hiện bởi các trường đại học hoặc cơ quan quốc gia cho các hành động cụ thể, tuy nhiên bạn cũng nên biết cách thưc chung của việc nộp đơn và được nhận tài trợ của Erasmus+ để học tập tại Đức:

  • Học sinh nộp đơn xin được đi trao đổi.
  • Nếu được, sinh viên được một thỏa thuận trong thời gian trao đổi, được ký kết giữa sinh viên và các tổ chức tiếp nhận sinh viên.
  • Sinh viên sẽ được một bản Cam kết học tập của chương trình đào tạo mà ứng viên có nguyện vọng theo học tại Đức; cần có sự chấp thuận của sinh viên, cơ quan gửi đơn và trường tiếp nhận ở Đức.
  • Sinh viên sẽ nhận được Điều lệ sinh viên Erasmus+ trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của sinh viên đối với các trường Đại học tiếp nhận tại Đức.

Thời gian học tập tại Đức theo dạng hỗ trợ của Eramus+

 

Đối với sinh viên quốc tế, thời gian trao đổi sẽ vào khoảng từ 3-12 tháng (tối đa 1 học kì) và kèm theo cơ hội được thực tập trong thời gian học.

 

Các chi phí mà Eramus+ sẽ hỗ trợ cho sinh viên

  • Chi phí đi lại
  • Chi phí ăn ở
  • Lệ phí đăng kí nhập học vào các trường Đại học ở Đức
  • Phí kiểm tra tại trường
  • Các chi phí liên quan đến thư viện
  • Các chi phí khác liên quan đến trường Đại học tiếp nhận cho sinh viên trao đổi.

Các khoản hỗ trợ trên sẽ được gửi đến sinh viên trong suốt thời gian học.

 

Bằng cấp nhận được khi theo học theo dạng hỗ trợ của Eramus+

 

Dựa trên thỏa thuận học tập của sinh viên trước khi đi trao đổi ở Đức, các trường đại học ở quốc gia sở tại sẽ tiếp nhận lại hồ sơ về quá trình học tập mà sinh viên đã đạt được tại các trường đại học Đức.

 

Nếu học sinh được trao học bổng song bằng Erasmus Mundus thì họ sẽ được nhận bằng kép hoặc song bằng tại trường Đại học trong nước cũng như tại trường Đại học tiếp nhận ở Đức

 

Thông tin thêm về Erasmus Mundus và cơ hội dành cho sinh viên có thể được tìm thấy ở đây.

 

Yêu cầu về visa để có thể du học Đức thông qua chương trình Erasmus+

 

Một công dân không phải là người Đức cần phải xin thị thực visa để đi du lịch và học tập tại Đức. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm các quốc gia EU khác, các nước thuộc Khu vực Kinh tế chung châu Âu (EEA), Thụy Sĩ, Australia, Israel, Nhật Bản, Canada, New Zealand, Hàn Quốc và Mỹ.

 

Tùy thuộc vào thời gian lưu trú, sẽ có hai loại thị thực dành cho sinh viên: visa ngắn hạn và visa du học dài hạn. Xem thêm Yêu cầu Nhập cảnh và Thị thực của Đức để biết thêm thông tin chi tiết. Để biết đâu là những yêu cầu chung đối với sinh viên Đức khi làm visa, hãy xem thêm ở đây.

 

Nguồn: Study in germany

Share.

Leave A Reply