Công việc đầu tiên dạy bạn những gì?

0

Sẵn sàng du học – Công việc đầu tiên sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bạn, cho phép bạn thay đổi lộ trình nghề nghiệp trong tương lai. Chỉ khi xác định rõ mình làm tốt điều gì, có đam mê với lĩnh vực nào thì bạn mới phát huy được hết khả năng.

 

ssdh-sinh-vien

1. Biết cách đặt câu hỏi

Trong công việc đầu tiên của mình, dĩ nhiên bạn không thể biết hết tất cả mọi thứ. Sự không chắc chắn, hiểu một cách mơ hồ sẽ chỉ làm bạn thất vọng hơn và cản trở hiệu suất tổng thể. Bạn không thể im lặng mà vẫn hoàn thành công việc của mình. Cách duy nhất bạn thực sự có thể học được là từ bỏ nỗi lo sợ đặt câu hỏi về công việc hay bất cứ điều gì liên quan.

Yêu cầu giúp đỡ không khiến mọi người đánh giá thấp khả năng của bạn bởi đây là điều ai cũng sẽ trải qua khi lần đầu tiên đi làm. Tuy nhiên, lưu ý khi nhận được câu trả lời, các kiến thức mới bạn hãy ghi nhớ và không hỏi những câu hỏi giống nhau lặp đi lặp lại.

2. Luôn luôn khiêm tốn

 

Là một nhân viên mới, điều quan trọng là phải nhận ra giá trị của sự khiêm tốn và sự hài lòng khi cố gắng hoàn thành công việc hàng ngày của bạn. Cho dù công việc đầu tiên là hợp đồng một tháng hay hai hoặc có thể lâu dài, hãy nắm bắt mọi cơ hội, luôn trong tâm thế để học mỗi ngày và hòa đồng với đồng nghiệp.

Tất nhiên, bạn vẫn được khuyến khích thể hiện sự tự tin với công việc của mình, nhưng đừng để điều đó cản trở việc bạn tiếp nhận những lời góp ý mang tính xây dựng của mọi người để hoàn thiện bản thân hơn.

3. Thành công không phải là tức thời

Bước chân ra khỏi giảng đường đại học, bắt đầu một hành trình xin việc, mọi thứ không đơn giản như bạn nghĩ. Công việc đúng chuyên ngành thì cạnh tranh cao hoặc mức lương không phù hợp. Thu nhập ổn định một chút thì lại trái ngành trái nghề. Và quan trọng là bạn có thể sẽ gặp thất bại trong công cuộc đầu tiên của mình. Nguyên nhân của việc này có thể đến từ bạn, từ sếp, từ môi trường xung quanh… Nhưng cũng đừng quá buồn và thất vọng nếu điều đó xảy ra, cái gì cũng có hai mặt.

Bạn bắt đầu bước vào thị trường lao động không phải là kết thúc một cuộc hành trình sau những năm tháng học hành, trên thực tế, nó chỉ là sự khởi đầu. Đừng để những thất vọng của công việc đầu tiên làm chùn chân bạn. Sau thất bại ít nhất bạn có thể trả lời cho "n" câu hỏi vì sao của mình. Vì sao bạn chưa hòa hợp được với đồng nghiệp? Vì sao bạn cố gắng làm rất nhiều nhưng không nhận được sự công nhận của cấp trên?… Những điều này sẽ cho bạn những bài học, những trải nghiệm thực tế giúp ích cho quá trình làm việc về sau.

4. Tìm kiếm các mối quan hệ có ý nghĩa

 

Chúng ta bước vào công việc đầu tiên, bắt đầu những mối quan hệ đồng nghiệp mới và bạn sẽ dành nhiều thời gian với họ. Không chỉ là kết nối nhau trong công việc, bạn còn có thể lắng nghe họ chia sẻ kinh nghiệm, góp ý cho bạn nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Do đó, hãy đầu tư thời gian và nỗ lực để tìm hiểu những con người xung quanh bởi bạn có thể học hỏi từ họ, sẽ có những cơ hội mở ra từ các mối quan hệ. Công việc đầu tiên của bạn không nhất thiết là công việc mãi mãi của bạn, nhưng những người đầu nghiệp đầu tiên có thể trở thành những bạn bè tốt của chúng ta sau này!

5. Bạn chịu trách nhiệm về lựa chọn công việc của mình

Không giống như trường trung học và đại học, có sẵn một lộ trình các môn học đặt ra cho bạn, giờ đây bạn tự chịu trách nhiệm với công việc và chủ động phát triển nó. Không ai quan tâm đến những gì bạn đang làm, quan trọng là bạn quyết định xem bản thân mình muốn làm gì? Và làm thế nào để sẵn sàng theo đuổi những mục tiêu của mình.

Có lẽ bài học quan trọng nhất bạn có thể học được trong công việc đầu tiên là bạn chịu trách nhiệm về vận mệnh của chính mình. Công việc đầu tiên sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu, sự thích và không thích của bạn, cho phép bạn thay đổi lộ trình nghề nghiệp trong tương lai. Chỉ khi xác định rõ mình làm tốt điều gì, có đam mê với lĩnh vực nào thì bạn mới phát huy được hết khả năng.

Cá Domino (SSDH) – Theo kenh14.vn

Share.

Leave A Reply