Du học sinh và khẩu phần ăn với 3-4 gói mì tôm/ngày

0

SSDH – Nói thẳng thì mì tôm là đồ ăn nhanh vô cùng tiện lợi của sinh viên Việt. Trước khi đi du học tôi cứ ngỡ chắc cứ mỗi sáng mình sẽ ngủ dậy thật sớm, đánh răng rửa mặt và ngồi vào một chiếc bàn có khăn trải trắng tinh và vừa thưởng thức 1 ly rượu nhẹ cùng món ăn Tây ngon tuyệt. Nhưng có ai ngờ rằng sau 2 năm – cái khoảng thời gian lúc trước đang vừa ăn cà pháo, nước chè ngồi mơ và đời không như là mơ giờ đang ở nước ngoài và: Mỗi bữa ăn sáng chỉ là Mì tôm.

 

Những bữa ăn cơ bản của du học sinh Việt tại Nga!

 

Thường thì  ở Nga cũng có 3 bữa ăn, nhưng với du học sinh thì chỉ có duy nhất bữa tối là bữa chính và quan trọng nhất. Còn bữa trưa thì du học sinh đang phải “cày” trên lớp mà giờ ra chơi không có thời gian nhiều để về nhà “kiếm miếng cơm” được,  bởi thế bữa ăn trưa khá quan trọng nhưng cũng chỉ đành ăn ở căng-tin của trường thôi ( bên này người ta không gọi là cantin nhưng nó kha khá giống với nhà mình nên tôi gọi tạm thế cho mọi người dễ hiểu vậy). Đành ra căn-tin kiếm bát mì thôi!

 

Bữa ăn sáng thì sao nhỉ? Quả thật hầu như tất cả chúng tôi ở đây đều biết bữa ăn sáng cực kì quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sức khoẻ không chỉ hiện tại mà còn bề lâu bề dài sau này, nhưng cứ tính chuyện trước mắt đi đã, không ăn sáng chúng tôi rất khó có thể “chống chọi” với lũ giun cứ “ọc ọc” mãi, nên chẳng thể nào tập trung được.  Vậy mọi người bảo: “Không lo chuẩn bị mà ăn đi còn kể lể”, nhưng có ai biết được đâu tôi đang theo học tại thành phố cách không xa thủ đô Moscow, Liên Bang Nga. Ở trường chúng tôi thì giờ học sớm nhất sẽ bắt đầu từ 7h45. Không như ở Moscow theo tôi được biết thì đa số giờ học sẽ bắt đầu từ 9h40, đấy! Cái khó là chỗ đó, chúng tôi thường thì đêm ngủ muộn hơn và ngày mai sẽ phải ngủ trễ tí nên việc nấu cơm là điều không thể! Kiếm gói mì “tạm nhét” vào bụng vậy!

 

Còn bữa ăn tối chúng tôi vẫn chuẩn bị các món ăn Tây, Việt tuỳ theo ý thích của mỗi người, nhưng hầu như thì chỉ nấu món Việt thôi, vừa dễ nấu lại dễ ăn. Bởi vậy bữa này chúng tôi phải nấu thật cẩn thận, chọn các thức ăn vừa có chất “rau” vừa có chất “thịt” để cung cấp năng lượng cho cả ngày học tập. Nói đến đây là các bạn biết chúng tôi không hề lười nhác rồi ăn mì tôm đâu nhé!

 

Du học sinh và khẩu phần ăn với 3-4 gói mì tôm/ngày

 

Vậy còn một “bữa mì tôm” nữa đâu?

 

Như mọi người biết thì ở Việt mình sẽ có một khoảng thời gian không ít thì nhiều ban ngày để học bài và hoặc giải quyết một số việc cá nhân. Nhưng bên này thì không chúng tôi sang dậy kịp làm vệ sinh cá nhân và ăn một gói mì cho nhanh để đến lớp và đến chiều mới về thôi. Bởi vậy ban đêm sẽ thức khuya để học bài, cũng giống như ở nhà thôi thức khya dễ mau đói nên đành phải ăn, mà chẳng nhẽ lại ra bếp nấu ăn, đừng nghĩ chúng tôi lười mà còn có một vài nguyên nhân khiến không ra bếp nấu ăn được. Bởi vậy lại Mì tôm thôi!

 

Vậy ăn mì Việt hay Tây?

 

Nói về mì tôm thì Tây và ta đều có, mì tôm với người Nga không phổ biến như nước mình nên khu bán mì tôm cũng khá ít. Mà du học sinh Việt có thể ăn không quen nên thường chọn cho mình mì Việt có thể do: Có một chút gì đó “quê nhà” đâu đây, ăn mì Việt quen từ nhỏ rồi nên giờ ăn mì Tây vị “nhạt toẹt” không ăn được, hoặc có thể mì Tây đắt hơn…

 

Ở chỗ kí túc xá chúng tôi có một vài anh chị bán hàng khô được vận chuyển từ Việt Nam qua nên cũng rất tiện lợi. Nói gì thì nói chứ tôi vẫn thấy “diện tích sàn nhà” dành cho mì tôm không hề ít, nếu không muốn nói là rất nhiều. Bởi có nhiều sinh viên Việt ở đây chọn mì tôm là thứ đồ ăn quen thuộc hằng ngày. À! Nói thêm về một chút giá cả của mì tôm Việt được bày bán ở đây: Mỗi gói mì tính giá trung bình dao động trong khoảng  15 ngàn đồng. Còn mỗi thứ mì có giá riêng cụ thể của nó, tôi chỉ “báo giá” trung bình là như thế.

 

Du học sinh và khẩu phần ăn với 3-4 gói mì tôm/ngày

 

Bạn có nghĩ là nguyên nhân đâu mà ăn tới 3, 4 gói mì mỗi ngày?

 

Chắc là do lười?

 

Nếu mà trả lời là: “Không” thì không đúng đâu! Có thể một vài nguyên nhân dẫn tới “sự lười” này như : Việc học quá căng thẳng. Ở bên này việc học không hề nhẹ nhàng như mọi người nghĩ, có thể sinh viên Nga họ cảm thấy dễ dàng nhưng riêng với người Việt thì không ( vì bất đồng ngôn ngữ là nguyên nhân chính). Nhiều khi ăn một mình nên việc lười nấu ăn cũng không thể phủ nhận. Có nhiều bạn chưa biết đó là vì ăn một mình nên đa số du học sinh nơi đây bỏ qua cả bữa ăn sáng trưa  mà thay vào đó là mì tôm, một chút bánh mì…

 

Ngoài ra còn một vài nguyên nhân như: Mì tôm là món ăn rất rẻ!!!

 

Với giá tiền của một gói mì tôm mà đem đi so sánh với các thức ăn ở Nga thì nó rất rẻ. Vừa rẻ vừa tiện lợi thì tại sao lại không ăn được nhỉ? Bao biện thế thôi chứ với tâm lý nhác thì mặc cho bị nổi mụn, nóng trong người, mì có chưa chất gây sỏi thận… Vẫn ăn mà thôi!

 

Du học sinh và khẩu phần ăn với 3-4 gói mì tôm/ngày

 

Chúc các bạn sinh viên đặc biệt là du học sinh Nga bớt ăn mì tôm hơn, hãy tự lập cho mình thói quen ăn uống đầy đủ có chất, vì việc học ở bên này cũng ngốn khá nhiều sức lực của các bạn đấy. Hơn nữa mì tôm gây ra rất nhiều tác hại: Thiếu dinh dưỡng, gây béo phì, có nguy cơ dẫn tới bị tim mạch, hay nóng trong người là một điều không thể bỏ qua…

 

Thục Uyên (SSDH) – Theo BDH

Share.

Leave A Reply