Sẵn sàng du học – Gần đây trong cộng đồng Anh đang cảnh báo về tình trạng lừa đảo tiền thuê nhà bằng cách là giải giấy tờ và hóa đơn. Chia sẻ sẽ giúp các bạn có thể hết sức lưu ý và cảnh giác trước những sự việc lừa đảo như thế này.
Vụ lừa đảo tiền du học sinh trường University of the West of England (UWE), ước tính con số ban đầu là khoảng hơn 4000 bảng Anh (khoảng 120 triệu VND). Số tiền trên bao gồm 3 loại phí: Council tax, nước, và điện gas.
“Tụi mình sống trong nhà 56 Filton Avenue, thành phố Bristol, UK và đều là sinh viên trường UWE. Dưới đây là những thủ đoạn chính mà H. dùng để lừa tiền những du học sinh sống chung nhà
1. Tạo dựng lòng tin và lợi dụng tình cảm
Khi những người mới bắt đầu vào nhà, H liên tục tổ chức tiệc để mời mọi người. Toàn bộ số tiền đều được H tuyên bố là do chính H chi trả. Ngoài ra, H cũng tranh thủ những lần “nói chuyện riêng” để nói những lời tốt đẹp nhằm lấy lòng.
2. Giả hợp đồng nhà
Sau khi gây dựng lòng tin thành công – vốn là cơ sở chính để lừa đảo. Vào tháng 10-2018, H đưa ra những bản hợp đồng nhà và yêu cầu mọi người ký vào. Những bản HĐ này có ghi chủ nhà tên là Andrew, nhưng sau này khi tụi mình tìm hiểu và trực tiếp gặp mặt, thì được biết người chủ tên Andrew đã bán ngôi nhà này từ năm 2017 và không còn liên quan gì đến ngôi nhà 56 Filton Avenue nữa. Câu hỏi mà bây giờ là: “chủ nhà thực sự là ai?”. Đây là một câu hỏi khó, vì tất cả liên lạc với chủ (contact landlord) đều do H nắm giữ. Khi tụi mình hỏi contact landlord thì H liên tục che giấu. Dù tụi mình có nhiều lần hỏi, nhưng H vẫn một mực từ chối và né tránh. Mình không muốn đi sâu vào các giả thiết, nhưng các bạn chắc cũng suy luận được, chỉ cần biết được contact landlord thì mọi âm mưu sẽ bị lật tẩy (nếu chủ nhà là người tốt). Sau này, khi tụi mình gặp chủ cũ là bà Andrew thì bà đã cho tụi mình thông tin của chủ mới là ông Don Byrne, hay còn được biết đến là Denial William Byrne. Người này đồng thời cũng chính là chủ của một công ty tên Complete Design and Construction Limited đã thầu lại nhà 56 Filton Avenue. Khi tụi mình liên lạc thì họ từ chối gặp mặt. Cái tên “Don” này không hề lạ lẫm gì với tụi mình vì trước đây H đã từng nói với tụi mình rằng chủ Andrew đã nhượng lại ngôi nhà 56 cho người con tên Don. Điều thú vị là khi mình hỏi bà Andrew rằng Don Byrne có phải con bà không, thì bà trả lời là không.
3. Giả mạo hóa đơn
Nhưng bill council tax, nước, và điện gas đều đã được làm giả hoặc nói dối để khống tiền. Riêng về vụ bill nước, lí do kêu tụi mình đóng là đổ thừa cho chủ nhà offer với H như vậy và tụi mình phải đóng mỗi đứa là 350 bảng. Mà nhà mình ở 8 người không lẽ là 2800/ năm cho cả nhà? Như vậy thì hết sức vô lí vì những nhà khác chỉ có chừng xấp xỉ 600/ năm full bill cho cả nhà, tính ra mỗi người chỉ cỡ vài chục bảng. Sau khi vạch mặt tụi mình đòi show bill thật ra thì H bảo chủ nhà cầm và ổng không biết. Và hứa trả tiền lại cho mình nhưng rốt cuộc lúc đó tụi mình cũng bị dắt mũi bởi vì ổng tính thiếu tụi mình xấp xỉ 200 mỗi người.
Nhưng nhìn chung, mình thấy việc giả mạo bill ở UK thực sự quá dễ dàng. Tất cả bill đều có thể làm giả bằng word. Bill council tax được H và đồng phạm đánh máy lại, đồng thời sửa thành số tiền mà đáng ra tụi mình đáng ra không phải đóng nhiều như thế. Theo tính toán, 5 người tụi mình đã bị lừa 2235 bảng tiền council tax. Bill nước cũng tương tự 1150 bảng. Điện gas, khoảng 800 bảng. Tổng 3 chi phí trên là 4185 bảng (124.5 triệu).
4. Tại sao không phát hiện ngay từ đầu.
Có 2 lý do, thứ nhất là vì tất cả người bị lừa đều rất tin tưởng vào H nên hoàn toàn không mảy may nghi ngờ gì. Thứ hai, H thường xuyên gọi từng người vào phòng nói chuyện riêng. Đặc biệt, H nói mỗi người một kiểu và chi tiết khác nhau. Vì hầu như đều là nói chuyện riêng và tin tưởng H, nên không ai thắc mắc về những số tiền bị khống.
Những lưu ý "sát sườn" cho du học sinh khi thuê nhà tại Anh
1. Mỗi thành phố, mỗi trường đều có trang facebook đại diện Hội SVVN của nơi đó ví dụ Vietsoc in Newcastle, Vietsoc Chester hay VietSoc Portsmouth. Nếu các bạn có bỡ ngỡ hoặc cần hỏi các thông tin có thể đăng hỏi trực tiếp
2. Nếu trực tiếp giao dịch cần hỏi cụ thể các thông tin tiền nhà, tiền đặt cọc, thời hạn trả nhà, tiền đặt cọc lấy lại như thế nào,… trước khi đặt bút ký.
Lưu ý: giữ bản Hợp đồng và tất cả các biên lai đóng tiền.
3. Thông thường các bạn sẽ đặt cọc tiền nhà trong 6 tháng hoặc 1 năm (tiền này sẽ lấy lại khi hết HĐ, sau khi trừ đi các khoản khấu hao, hư hại tài sản,…), tiền nhà, bill các bạn sẽ trả theo từng tháng. Do đó, nếu người môi giới nói các bạn đóng tiền nhà cho cả năm hoặc 6 tháng cộng với cả tiền đặt cọc thì các bạn không nên ký HĐ nhé.
4. Khi liên hệ tìm nhà, các bạn lưu ý hỏi trước chi phí môi giới (cả người nước ngoài và Việt Nam) tránh trường hợp bị mất 1 số tiền không nhỏ.
Khánh Ngọc (SSDH)