SSDH – Bao nhiêu bạn ở đây đã dùng xong visa 485 mà chưa có PR? Bao nhiêu bạn có 485 rồi nhưng vẫn phải đi học? Bao nhiêu bạn tự hỏi “Giờ (sắp) có 485 làm gì?” Nếu bạn là 1 trong số đó, mời bạn tham khảo một bài viết từ kinh nghiệm chính bản thân mình!
Chào mọi người, lâu mới mới cầm “bàn phím” lên viết lại để chia sẻ những điều mà mình luôn muốn gửi đến các bạn đi sau. Hôm nay minh muốn gửi tới các bạn một chủ đề hoàn toàn tuy mới nhưng cũ “VISA 485”
Chắc hẳn mọi người không lạ gì với Visa 485 – Nói nôm na là Working Visa cho phép bạn đi làm từ 1.5 ~ 4 năm (tuỳ bậc học vs tuỳ bang học). Nhất là gần đây, Úc tăng thời hạn visa 485 lên tới 6 năm. Tuy nhiên sử dụng nó thể nào để tối ưu hoá nhất và tạo điều kiện cho việc xin PR nhất thì không phải ai cũng biết.
Trong gần 1 tháng qua, Peter có cơ hội được ngồi xuống nói chuyện với gần 200 bạn học sinh đã, đang và sẽ giữ 485 và kết quả vô cùng ngạc nhiên và đáng báo động:
-
50% – Đi làm trái nghề vì kiếm thu nhập
-
25% – Không biết nên làm gì
-
15% – Đang làm đúng nghề/ngành + có định hướng cho việc xin PR
-
10% – Dùng 1/2 Visa ròi giờ đang quay đầu
Noi chứ, mình thật sự cũng không sốc lắm vì mình thuộc 50% đầu tiên kia. Ngày mình ra trường, với mình việc đi học là cực hình. Nên thấy được cơ hội đi làm Full-time, mà sẵn sếp cũng đang cần, thế là mình cắm đầu vào đi làm. Tự nhủ rằng làm vài tháng thôi mình sẽ lo PR. VÀ mình bị cuốn theo vòng quay cơm áo gạo tiền.
Trong khi đó, bạn bè mình, đứa thì đã làm đúng ngành nghề từ lâu, lên luôn vị trí Senior, đứa thì đã xin được 489/189 thời đó, đứa thì có chủ bảo lãnh. Mình mới giật mình tự hỏi “Stupid Peter! What have you done?”
Bây giờ nói chuyện với các bạn trẻ, mình mới nhận ra đây là tình hình chung. Vậy nên các bạn hãy lắng nghe những mách bảo của Peter sau nhé:
[Tham khảo: Lộ trình ở lại Úc sau khi hết visa 485]
1/ Xác định hướng đi:
-
Đừng đợi hết 485 mới quyết định làm gì
-
Ngay khi bạn ở kì học cuối cùng, hãy bắt đầu lên kế hoạch cho việc xin PR của mình
-
Nên nhớ “Visa 485 là GOLDEN TIME của việc xin PR” vì nó cho phép bạn được làm tất cả những gì bạn thích/cần.
-
Hãy tham khảo các trang của Bộ Di Trú về luật Định Cư
-
Hãy đặt lịch hẹn với 1 (vài) agent để tìm đương đi
2/ Xác định việc CẦN / PHẢI làm
-
Skill Assessment : Đây là cái cực kì quan trọng, đảm bảo rằng bạn phải có được nó càng sớm càng tốt. Ngành nghề khác nhau yêu cầu khác nhau. Accounting chỉ cần Transcript + Tiếng Anh, nhưng IT có thể cần PY tốn đến 1 năm đi học, ngành Cook/Chef hoặc Mechanics có thể phải đi làm 600~1000hrs, Nursing cần PTE65+ nhưng Social Work và Education cần IELTS (7 đều và 7788)…. Tất cả những điều này cần được các bạn chuẩn bị càng sớm càng tốt!
-
Tiếng Anh: có 3 lí do cần cho Tiếng Anh (PTE/IELTS). Một là để xin Visa 485 – Bạn cần PTE50/IELTS 6 để xin Visa 485 – Đây là bắt buộc. Hai là làm Skill Assessment – bạn bắt buộc phải có Tiếng Anh để vượt qua được thẩm định tay nghề. Ba là để kiếm việc làm – Đây là cái mà nhiều bạn bỏ lỡ. Các bạn không nghĩ rằng việc kiếm việc làm là cực kì quan trọng.
[Tham khảo: Tại sao đi du học và định cư nên chọn thi Tiếng Anh PTE]
-
Tìm Việc Chuyên Ngành: Đây là cái mà mình thấy nhiều người bỏ qua. Trong khi đây là cơ hội rất tốt để tìm việc. Hầu hết các bạn đều nghĩ rằng mình không có kinh nghiệm nên sẽ khó kiếm việc và ngay lập tức từ bỏ luôn. Như thế là rất sai ! Với tình hình Định Cư Úc ngày một khó như hiện nay, CÓ VIỆC CHUYÊN NGÀNH LÀ A-Must. Kể cả bạn có nộp hồ sơ theo stream nào đi chăng nữa, thì có việc đúng ngành vẫn tạo cơ hội và tính cạnh tranh cho hồ sơ của bạn.
-
Relocate Khi Cần: Hiện nay đi REGIONAL đã là xu thế ròi. Vì ở các vùng regional, hiện tại việc có JOB đúng ngành ở đây tạo điều kiện xin 491/190 rất cao. Như NSW bạn chỉ cần có Job Offer, hoặc như Tasmania bạn chỉ cần đi làm đúng ngành 6 tháng là xin 190,… Tất cả đều cho thấy việc tìm JOB đúng ngành ở Regional đang là OPTION số 1
3/ Việc nên làm Trước Khi Có 485
-
Chuẩn bị Tiếng Anh: Làm nó ngay khi học năm 2,3. Tin mình đi, không bao giờ là thừa đâu. Đừng để nước tới chân mới nhảy.
-
Chuẩn bị giấy tờ cần thiết: Hãy tìm hiểu xem Visa 485 cần những gì. Ví dụ: LLTP, khai sinh, transcript….
-
Mở rộng Network: Các bạn đều quên hầu hết các trường University lớn đều có các event + workshop, bạn hãy tham gia và mở rộng mối quan hệ với các Professor, người trong ngành,… để tăng khả năng tìm việc.
-
Đầu Tư cho Việc Kiếm Việc: Đây là điều mình nói với rất nhiều các bạn. Ngày nay, các bạn trẻ không muốn bỏ chút công sức nào trong bộ hồ sơ xin việc + năng lực của bản thân nhưng vẫn muốn có JOB đúng ngành???? Hãy đầu tư cho việc này nghiêm túc! Đầu tư 1 bộ Resume Professional, 1 bộ quần áo mặc phỏng vấn, 1 khoá tìm việc, 1 khoá kĩ năng, hoặc thậm chí đầu tư cho việc dùng agency/recruitment để tìm việc cho bạn. Đây là những đầu tư xứng đáng.
4/ Việc nên làm khi đang giữ 485
-
POSITIONING: Dừng ngay những gì các bạn đang làm! Xác định ngay các bạn đang ở đâu, làm gì? Hướng đi? Những gì đang có, cần và thiếu?
-
PLANNING: Ngay lập tức lên kế hoạch mình cần tìm Job gì? Ở đâu? Lương bao nhiêu? Cần có gì?
-
START ASAP: Ngay sau khi lên kế hoạch, bạn phải bắt tay vào làm ngay! Vì mọi thứ không bao giờ suôn sẻ như trong tính toán cả. Thi tiếng anh có thể rớt, tìm việc có thể lâu, skill assessment có thể gặp vấn đề, giấy tờ có thẻ bị trục trặc,….
5/ SAI LẦM “CHẾT NGƯỜI” KHI DÙNG 485
-
Chỉ cắm đầu đi làm việc trái ngành: Trong khi chúng ta ai cũng phải bương trải để cover cuộc sống, thì việc chuẩn bị cho việc xin PR là cực kì cần thiết! Bạn sẽ không có một cơ hội nào lần 2 đâu!
-
Không lo làm Skill Assessment: có nhiều bạn quên bẻng luôn và không hề làm Skill Assessment, đến khi cơ hội ập tới như có chủ bảo lãnh, hoặc có Visa để nộp thì lại phải chật vật đi xin SA
-
Mang tư tưởng hết 485 đi học tiếp: mình không biết trong group có bạn nào thích học không? Chứ mình là BIG NO! Có một số bạn mang tư tưởng học từ bằng Dip này qua bằng Bach rồi tới bằng Master rồi lại quay lại Dip. Để mình nói luôn nhé, các bạn đang luẩn quẩn trong một bùng binh không lối ra đấy!
-
Mang tư tưởng mình còn nhiều thời gian: 2 năm là khoảng thời gian rất ngắn. Hãy luôn làm trước những gì có thể, và đừng trì trệ ngày nào, bởi vì “Nhân tính không bằng thiên tính!”. Mình đã nghe rất nhiều những câu chuyện “không ngờ” xảy ra với các bạn.
Hy vọng chút lời khuyên ngày hôm nay giúp các bạn có thể “Tỉnh ngộ” và nhận ra việc mình đang làm trước khi quá trễ. Bản thân mình đã từng dùng sai 485 để rồi phải lang thang đi học tiếp những thứ mình không thích chỉ vì PR. Vì thế, hãy nghe lời mình khuyên, và đừng đi vào vết xe đổ của mình!
SSDH (tác giả Thầy Tờ MAGIC, Định cư và cuộc sống Úc)