Hà Lan: Sinh viên tương tác với người cao tuổi hiệu quả như thế nào?

0

SSDH – Xã hội ngày nay, khi cuộc sống những người già và trẻ ngày càng tách biệt, họ sống trong những cái bong bóng riêng mình và những người giống mình. Đặc biệt là những sinh viên đại học rời nhà ở tuổi 18 và đến sống với những bạn bè cùng trang lứa – những người có kinh nghiệm tương tự họ.

 

Nhận biết được điều này, Viện dưỡng lão Hà lan đã lập một chương trình cung cấp 30 giờ miễn phí từ các sinh viên để sống như những người hàng xóm với những người lớn tuổi.

 

Chương trình nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên trong độ tuổi 20 chia sẻ cuộc sống của họ với những người già ở tuổi 80, 90. Những sinh viên này sẽ dạy người già các kĩ năng mới như sử dụng email, mạng xã hội, Skype hay thậm chí cả nghệ thuật vẽ tranh đường phố.

 

Hà Lan: Sinh viên tương tác với người cao tuổi hiệu quả như thế nào?

 

Giảm sự cô đơn

 

Các nghiên cứu sau chương trình nãy đã cho thấy nó làm giảm sự cô đơn và sự cô lập xã hội của người già và giúp kéo dài tuổi thọ của họ.

 

Mặc dù các nghiên cứu về tác động đến sinh viên chưa được thực hiện, xong tại một dự án tương tự tại trường đại học Exeter đã chỉ ra rằng rằng, nó đã có tác động rất tích cực khi mang lại cho những người trẻ cảm giác kết nối với thế hệ cũ, và làm tăng đáng kể khả năng họ sẽ tiếp tục làm tình nguyện viên sau khi ra trường.

 

Từ năm 2011, các sinh viên tình nguyện từ khoa tiếng Anh và điện ảnh của trường đã dành thời gian của mình để mang lại những cuộc trò chuyện, văn học, và tình bạn cho các cư dân của hơn mười nhà dưỡng lão trên toàn thành phố. Và kể từ khi thành lập của dự án ước tính có khoảng 250 tình nguyện viên tích cực đã giúp hơn 500 người cao tuổi- ít nhất một nửa trong số đó có bệnh mất trí nhớ.

 

Tạo văn hóa đọc

 

Dự án đọc sách tại nhà dưỡng lão đã được thực hiện nhằm mục đích khơi dậy tình yêu đọc sách và cho thấy sức mạnh của văn học có thể ảnh hưởng tới cuộc sống một cách tích cực.

 

Nghiên cứu cho thấy việc đọc thơ với người mắc bệnh mất trí nhớ – những người được học thơ khi họ còn trẻ – câu thơ quen thuộc sẽ giúp mang lại sự thoải mái và an tâm cho họ.

 

Nhịp điệu và vần điệu có thể châm ngòi cho những ký ức trước đây về những người đã chăm sóc hay các thành viên trong gia đình họ.

 

Chia sẻ đam mê

 

Từ các hoạt động tại trường Exeter cho thấy các sinh viên có thể hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc người già tại nhà bằng việc thay phiên cho các nhân viên đã quá căng thẳng mệt mỏi. Và bệnh nhân cũng phản ứng rất nhiệt tình với sự mới lạ và sáng tạo mà các sinh viên mang đến.

 

Người già được khuyến khích sáng tạo bằng cách viết thơ, họ được tham gia các bài thảo luận về văn học và bày tỏ sự nhạy cảm và phản ứng với ngôn ngữ. Nhiều sinh viên tổ chức các cuộc thảo luận hay các hoạt động khác mang lại niềm vui và sự thích thú cho người già. Họ tổ chức các lớp múa ba lê, các buổi trò chuyện bằng tiếng Pháp hay Đức.

 

Những sinh viên mong đợi các chuyến tình nguyện hàng tuần nơi mà họ có thể thoải mái chia sẻ các bài thơ và câu chuyện – thay vì các bài học hay bài luận gò bó trên lớp. Những hoạt động đó nhắc nhở lại họ một lần nữa lí do mà họ đã chọn văn học Anh để theo học. Họ cũng thấy được văn học đã đi từ thế hệ này qua thế hệ khác như thế nào. Và một lần nữa vượt qua cả sự thay đổi của xã hội hay ý thức hệ, văn hóa đọc lại kết nối các thế hệ lại với nhau.

 

Xóa bỏ mọi rào cản

 

Sức khỏe của một xã hội được đánh giá gián tiếp qua cách mà nó chăm sóc những thành phần dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là người già. Chính phủ đã đưa thông báo rằng các trường đại học cần phải chứng minh được cam kết nâng cao tính di động với cộng đồng bằng cách hỗ trợ các trường học; vậy tại sao lại không khuyến khích linh động hóa nguồn lực của trường đại học để giúp đỡ những người già?

 

Sức khỏe, đạo đức của xã hội là rõ trong cách nó xử lý các thành viên dễ bị tổn thương nhất của mình, đặc biệt là người già. Chính phủ vừa thông báo rằng các trường đại học sẽ phải chứng minh cam kết của họ để nâng cao tính di động xã hội bằng cách thiết lập hoặc hỗ trợ các trường học, vậy tại sao không còn huy động các nguồn lực cung cấp cho các trường đại học để nâng cao cơ hội và hạnh phúc ở đầu kia của quang phổ của cuộc sống?

 

Nguồn lực lớn nhất của trường đại học chính là sinh viên – một lực lượng có thời gian, năng lượng, trách nhiệm và mong muốn sử dụng các kỹ năng của mình để tạo sự khác biệt tích cực trong cộng đồng địa phương.

 

Các dự án này mang lại lợi ích cho cả người trẻ và người già tại Hà Lan. Đây là một mô hình tuyệt vời để các trường đại học học tập theo để giảm chi phí học phí và chỗ ở cho sinh viên bằng cách thực hiện các dự án trao đổi này.

 

Nguyễn Hiên (SSDH) – Theo tin tức Hà Lan

Share.

Leave A Reply