Sẵn sàng du học – Nếu bạn đang cố gắng cải thiện kĩ năng nghe tiếng Anh của mình, bạn nên bắt đầu từ đâu và bạn nên làm những gì? Amy Coutts từ trường đại học Monash đã chia sẻ một số mẹo hữu ích sau.
1, Xác định rõ động lực để học tiếng Anh
Amy khuyên học sinh nên suy nghĩ xem vì sao họ phải học tiếng Anh, và cụ thể hơn một chút, vì sao họ lại cần chú tâm vào kĩ năng nghe. Liệu có phải chỉ là để đi du học, du lịch và gặp gỡ mọi người từ các quốc gia khác mà chúng ta nên học tiếng?
Từ đó, bạn có thể tự xác định những tài liệu học hữu ích, theo lời Amy. Đây là một số viễn cảnh và lựa chọn:
- Xem các bộ phim và nghe những bài nhạc của Úc nếu bạn cảm thấy hứng thú với văn hóa Úc.
- Xem các bài giảng trực tuyến nếu bạn dự định đi học đại học
- Nghe những câu giao tiếp đời thường nếu bạn định học tiếng Anh về đời sống hàng ngày
- Nếu bạn đang muốn xem thời sự bằng tiếng Anh, hãy sử dụng những trang web có thể đánh giá trình độ của người nghe. Lấy ví dụ, thử nghe thời sự bằng tiếng Anh ở những tốc độ khác nhau.
2, Dành thời gian mỗi ngày
Không có cách nào để thuần thục tiếng Anh nhanh chóng. Vậy nên, bạn nên dành thời gian luyện tập tiếng Anh mỗi ngày.
Khi cần phải ghi nhớ những gì đã nghe trong tiếng Anh :
- Viết vào giấy những ý chính, không nhất thiết phải là từ được sử dụng chính xác như lời người nói mà có thể là những từ đồng nghĩa hoặc cách viết khác mà vẫn đảm bảo đúng ý.
- Lưu lại những từ mới bạn được nghe
- Ghi âm bản thân nói lại những gì bạn được nghe
3, Chú ý về cách dùng từ ở những nơi khác nhau trên thế giới
Amy nói rằng, học sinh nên mở rộng bản thân với những vốn từ khác nhau mà có thể trở nên hữu ích trong việc cải thiện kĩ năng nghe của họ.
Ví dụ, ở Úc, đối với từ “thùng rác” họ dùng “rubbish bin”, trong khi ở Mỹ sẽ là “trash can”.
Một ví dụ khác, khi nói về “nhiên liệu”, ở Úc dùng từ “petrol” còn ở Mỹ là “gasoline”, hay ngắn gọn là “gas”.
4, Sử dụng phụ đề / bản dịch để giúp bạn hiểu từ và cấu trúc câu
Học viên thường không biết kết thúc câu ở đâu và nên bắt đầu câu khi nào.
Theo Amy, khi xem một video:
- Hãy mở phụ đề
- Nghe lại video
- Cố gắng viết lại những gì bạn nghe được
- Thử cố gắng hiểu từ và cấu trúc
- Đánh dấu khi các từ kết nối với nhau hoàn chỉnh
Âm điệu là một khó khăn khác. Khi giọng đọc lên xuống khác nhau, có thể là để kết thúc câu.
Đôi khi, bạn có thể bắt gặp 2 từ khác nhau nhưng lại có cách đọc tương đối nhau, ví dụ “plain” và “playing”.
Để biết bạn vừa nghe từ nào trong 2 từ đó:
- Để ý xem từ đó nằm ở đâu trong câu
- Để ý từ đứng trước và sau
- Hiểu hoàn cảnh được nói trong câu
- Xem các từ đó thường đi với những từ nào và làm thành danh sách
5, Xác định xem bạn cần giúp đỡ gì để chuẩn bị cho bài thi nghe
Amy nói rằng, bạn nên tự suy ngẫm xem mình đã làm tốt ở phần nào và cần giúp đỡ ở đâu để cải thiện kĩ năng nghe.
“Nếu bạn đang muốn làm bài thi nghe Academic IELTS, thông thường phần 4 của bài sẽ là phần khó nhất.”
“Vậy nên nếu bạn cảm thấy yếu phần đó nhất, hãy nghe các bài giảng để cải thiện bản thân.”
Amy cũng khuyên rằng, xem các trang web hay bài giảng về chiến lược cho từng phần của bài thi nghe và định hướng cho bạn luyện tập có thể sẽ hữu ích.
Thái Hải (SSDH) – Theo AustraliaPlus