SSDH – Học tiếng Anh tại nơi mà tiếng Anh là tiếng bản xứ là giấc mơ của nhiều sinh viên. Nước Anh tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ngôn ngữ để làm phù hợp với mọi sở thích và khả năng ngôn ngữ của mọi người.
Visa du học ngắn hạn là gì & có yêu cầu ngoại ngữ?
Số lượng những người yêu cầu một khóa du học ngắn hạn đa phần là những người không có nhiều thời gian hay khả năng tài chính để theo một khóa học dài lâu. Vậy visa sinh viên ngắn hạn là gì?
Loại visa này dành cho người muốn học một khóa học ngắn hạn. ví dụ: khóa học tiếng Anh cho người mới học hay khóa huấn luyện nghiệp vụ tại Mỹ, Anh hay Úc … Loại visa này không cho phép bạn ở lại nước sở tại quá 6 tháng ( Áp dụng khi du học anh). Bạn không thể gia hạn thời gian tạm trú cũng như đăng kí một khóa học toàn thời gian hay một khóa học mới. Quan trọng hơn, bạn không thể làm việc bán thời gian cũng như thực tập với loại visa này.
Có nên chọn du học ngắn hạn để học tiếng anh?
Nếu bạn có ý định theo học một khóa học dài hơn 6 tháng hoặc bạn muốn có visa Sinh viên Thông thường – đồng nghĩa với việc bạn được phép làm việc bán thời gian hoặc gia hạn visa – bạn nên xin visa Hạng 4 theo Hệ thống thang điểm.
Để được cấp loại visa này, bạn phải chứng minh được bạn đạt các yêu cầu chính của visa ngắn hạn thông thường, có giấy nhập học được cấp bởi một tổ chức giáo dục của nước sở tại, được công nhận bởi Cục Biên giới . Thông tin chi tiết về các tổ chức giáo dục này có tại trang web của Cục Biên giới của mỗi nước. Xem thêm về các yêu cầu khi chứng minh tài chính
Du học ngắn hạn – một tiêu điểm
Khi du học, ai cũng muốn trong một thời gian ngắn nhất mình sẽ làm được hai việc quan trọng nhất: một – thu hoạch tối đa kiến thức, hai – sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Một yếu tố nữa, tuy không được coi là cốt lõi như hai điều trên, nhưng cũng là một trong những động lực thúc đẩy du học sinh và ngày càng được nhắc tới nhiều hơn, đó là sự hòa nhập văn hóa và các kỹ năng sống trong môi trường hiện đại.
Dù thực tế cho thấy kiến thức, ngoại ngữ và kĩ năng sống phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) tỉ lệ thuận với thời gian thì những háo hức và khát khao đôi khi tới cháy bỏng của mỗi du học sinh lại luôn khiến chúng ta nghĩ rằng có thể xoay cái tỉ lệ này từ thuận qua nghịch.
“Muốn tìm một khóa học phù hợp từ ba đến sáu tháng, có cơ hội trau dồi ngoại ngữ và một bằng cấp quốc tế xác thực”. Sẽ không khó để tìm thấy trên những diễn đàn du học hay website của các công ty tư vấn du học những yêu cầu như vậy. Du học ngắn hạn, xuất phát từ mong ước ‘tỉ lệ nghịch’ kia, đang ngày càng trở thành một tiêu điểm trong cộng đồng du học sinh Việt Nam.
Nếu như các khóa du học hè ngắn thường chỉ dành cho học sinh phổ thông kết hợp đi chơi, tham quan thì số lượng những người yêu cầu một khóa học như trên lại đa phần là những người đã tốt nghiệp đại học hay hiện đang đi làm, những người không có nhiều thời gian hay khả năng tài chính để theo một khóa học dài lâu. Mong muốn của họ là có thực và hết sức nghiêm túc. Tuy nhiên, vấn đề lại ở chỗ, một quá trình du học thật sự phơi bày những khó khăn bội phần và đủ sức gây choáng (tùy mức độ và thời gian) cho bất kì ai lần đầu du học.
Những háo hức về việc sẽ nhanh chóng được thực hành tiếng với người bản xứ từ lúc ở Việt Nam sẽ nhanh chóng gặp phải những thất vọng đầu tiên. Ở nhà cùng các bạn Việt, đi chơi nhóm cùng các bạn Việt, học nhóm không chen nổi cùng làm với các bạn bản xứ vì ngôn ngữ chưa đủ, đành tụm lại với nhau v.v… Đây chỉ là một trong rất nhiều những thực tế mà du học sinh sẽ gặp phải. Với ba đến sáu tháng du học, bạn sẽ phải làm gì đây?
Ngôn ngữ – vấn đề trung tâm
Tốt nghiệp MIB (Master of International Business) với một học kì trong nước, một học kì bốn tháng tại Úc, vậy nhưng ngày chia tay, một người bạn tôi quen vẫn không thôi lo lắng vấn đề này. Biết bạn làm chân thư kí cho một ngân hàng lớn trong nước, đã từng phải theo sếp đi dịch, tôi đùa: “Về lần này cầm bằng Úc, nói tiếng Anh, mà đi dịch sai là đáng đánh đòn đấy nhé”. Không ngờ lời đùa vui của tôi lại khơi trúng nỗi lòng của bạn: “Lo lắm, sau lần này có khi sếp bắt đi dịch hoài, mà bốn tháng thấy tiếng Anh chả lên tẹo nào”.
Điều lo lắng của bạn là có cơ sở, bởi lẽ bốn tháng đi du học thì đã mất chừng gần một tháng để ổn định chỗ ăn ở.
Nhà ở chung cùng các bạn Việt Nam khác nên mọi người đương nhiên nói tiếng Việt. Lên lớp hai ba buổi một tuần, học xong rồi cơ bản về nhà hay lên thư viện làm việc tiếp, nếu có đi chơi thì cũng chỉ đi cùng các bạn du học sinh Việt Nam khác. Sách báo tiếng Anh, ngoại trừ sách học, đều hầu như không đọc, các chương trình truyền hình cũng ít xem vì một là ti vi không có, hai là nếu rảnh chút thời gian nào là online với gia đình. Tất cả những điều này ít nhiều đều ảnh hưởng tới ngay niềm tin tưởng vững chắc trước khi đi du học: sang đây sẽ được thực hành ngoại ngữ ngay, liên tục và thường xuyên.
Bạn Lương Thanh Nhã, một học viên đã kết thúc khoa học MIB tại Đại học La Trobe, Melbourne theo dạng sinh viên trao đổi (exchanged student) cho biết về những hiện thực bạn gặp phải khi trau dồi tiếng Anh ở Úc, có hay không một “bi kịch vỡ mộng” với vấn đề này. Liệu có dễ dàng để có nhiều thời gian nói chuyện với người bản xứ, những mong muốn nâng cao ngoại ngữ sẽ thực hiện được bao nhiêu phần trăm và tập trung ở những kĩ năng nào. Tham gia các hoạt động ngoài giờ học có giúp bạn nâng cao ngoại ngữ không, hay chỉ cần học trong nhà trường, thư viện, đọc sách báo là đủ.
Mở rộng mọi giác quan để học tiếng anh
Qua những tâm sự của bạn Nhã, chúng ta đã biết trong một khoảng thời gian ngắn ba đến sáu tháng, việc nâng cao ngoại ngữ không hề dễ dàng như vẫn tưởng lúc còn ở Việt Nam. Vậy vấn đề ngoại ngữ với những bạn sang Úc học thêm một khóa tiếng Anh trước khi học chính thức như thế nào, có gì giống, có gì khác. Mời các bạn theo dõi cuộc trao đổi của Bay Vút với bạn Bùi Thùy Trang, một học viên của chương trình MIB vừa hoàn thành khóa học tiếng Anh 10 tuần và chuẩn bị bước vào khóa học MIB chính thức kéo dài sáu tháng. Language Center (trường học ngoại ngữ) có thực sự đã đáp ứng hết những mong ước trước đây của các học viên trong việc trau dồi tiếng Anh.
“Mở rộng tai để nghe, mở rộng mắt để quan sát và mở rộng miệng để nói”, đó là lời khuyên thiết thực nhất mà người viết được một người đi trước đã thành công trong vấn đề ngoại ngữ truyền lại. Tin rằng đó cũng là một cách thức hữu ích giúp các bạn trong hành trình du học phía trước.
Đông Đức (SSDH) – Theo Kênh tuyển sinh