Sẵn sàng du học – Bài viết dành cho các bạn chưa sang hoặc vừa sang Nhật tự lực cánh sinh là điều luôn được đặt lên hàng đầu và hãy nhớ nhiệm vụ chính của các bạn là đi học và làm thêm chỉ chiếm 30% thôi đừng làm điều ngược lại nhé!
1. Đi ra đường luôn mang theo não, à nhầm thẻ ngoại kiều nếu không muốn vào đồn công an ngồi chơi vài tiếng đến cả buổi do không nhớ địa chỉ lẫn không biết tiếng Nhật. Công an đưa về trong trường hợp nhớ đường về nhà, nhớ địa chỉ, nhớ thông tin liên lạc của người có thể hỗ trợ chứ còn mới sang chưa biết gì, trong ví thẻ ngoại kiều chưa có địa chỉ, chưa nhập học thì còn khuya mới về nổi. Giấy tờ cá nhân như: thẻ ngoại kiều, thẻ bảo hiểm, thẻ ngân hàng là những vật bất ly thân và tuyệt đối không nên cho ai mượn, chụp ảnh hoặc photo bởi kẻ xấu có thể lợi dụng các giấy tờ này để trục lợi cá nhân.
2. Ra đường thấy xe đạp cũ vô chủ không nên đem về tái sử dụng, tránh tình trạng xe đó là xe bị ăn trộm đã báo mất với công an, chẳng nhỡ may công an kiểm tra lại lên sở cẩm ngồi dài dài. Đồ cũ vứt ngoài đường nhìn xung quanh đồ có dán tem vứt rác rồi thì mang về dùng lại thoải mái (nếu vẫn còn tốt).
3. Xe đạp để gần ga, gần vỉa hè có khoá mà bỗng dưng biến mất thì đi thẳng ra đồn công an báo cụ thể chỗ mất xe để công an chỉ chỗ chuyên tịch thu xe để sai chỗ quy định của quận/thành phố, rồi cầm tiền vài nghìn yên lên đó mà lấy xe về.
4. Đi tàu vào giờ cao điểm nên tránh những Line lớn và nên lên những toa tàu không nằm gần cầu thang bộ hoặc thang máy bởi những toa này thường không đông người và đôi lúc có ghế ngồi.
5. Ra đường thấy gái xinh đang độ tuổi học sinh thì cười nói thoải mái nhưng nếu là độ tuổi trung niên thì không nên dây vào kẻo mang hoạ. Bởi các em đang độ tuổi học sinh thường thoải mái tiếp chuyện, còn độ tuổi trung niên thì thường rất khó chịu nếu bị nhìn chằm chằm hoặc tự nhiên bắt chuyện, nặng hơn tí dễ bị ăn chửi vào mặt vì tội vô duyên hoặc gọi công an vì tội quấy rối người khác (tất nhiên điều này không phải đối tượng nào cũng áp dụng được).
6. Ở Nhật có ba thể loại người không nên dây vào: người mát dây thần kinh, người say và xã hội đen bởi khác với Việt Nam, pháp luật Nhật Bản luôn tìm cách bao che cho người Nhật nên dù sao gì dù tránh voi chẳng xấu mặt nào, cái gì bỏ qua được nên bỏ qua tránh phiền phức. Đặc biệt ở Nhật thành phần xăm trổ, hoa lá, đầu tóc chích choè, ăn nói nghênh ngang thì không đáng sợ cho lắm vì hầu như toàn mấy thằng dở người hoặc ban nhạc nào đó, đáng sợ nhất chính là đội mặc vest cả cây, ăn nói nhẹ nhàng lịch sự, ít khi giải quyết vấn đề bằng bạo lực mà thay vào đó là búa, rìu, súng,…đây mới là yakuza Nhật chính hiệu.
7. Ở Nhật vào giai đoạn tháng 2,3,4,5,6, thì rất nhiều hoa thụ phấn, phấn hoa tuy nhỏ bé nhưng cực kì gây phiền toái đến mọi người đặc biệt là mắt và mũi. Nếu bị dị ứng phấn hoa, nên đến các phòng khám tư nhân ( có khoa dị ứng ) hoặc bệnh viện khám và mua thuốc uống sẽ nhanh khỏi hơn so với tự mua thuốc ngoài mà còn chưa chắc hiệu quả.
8. Đi đường nhặt được ví hoặc túi xách thì nên kiểm tra trong đó có bao nhiêu tiền (tài sản), nếu ít hoặc không có tiền thì nên để nguyên chỗ cũ, nếu nhiều thì nên đem ra đồn cảnh sát báo mất tránh trường hợp gặp phải ăn mày ăn vạ. Sau vài tháng nếu không có ai đến nhận số tiền hoặc tài sản bạn nhặt được thì số tiền và tài sản đó sẽ thuộc về bạn.
9. Nếu bỗng dưng đi đường hoặc ở nhà thấy có người Nhật đến bắt chuyện, tỏ vẻ muốn kết bạn thì nên giả câm giả điếc vì 90% đó là người của “Nhật Nguyệt Thần Giáo“ đang rủ bạn đi tìm đường lên zời. Hiện tại hội này đã lôi kéo được rất nhiều bạn Việt Nam cũng như các nước khác tham gia rất đông và cũng luôn có sẵn tài liệu gạ gẫm nhập hội bằng tiếng Việt sẵn sàng lôi kéo bất kì ai tham gia.
10. Khi có người lạ đến gõ cửa muốn vào trong thì nên giả ngu, không nên cho vào vì đó có thể là nhân viên của đài NHK hoặc các dịch vụ vớ vẩn chuyên bắt gà người nước ngoài, đội này thường rất là dai và lì nên nếu không cứng sẽ bị bắt bóng ngay.
11. Khi bị hư hỏng bất cứ thứ gì ở nhà không nên gọi đội sửa chữa bên ngoài vì thường giá dịch vụ cực kì đắt, nên gọi chủ nhà hoặc công ty quản lý toà nhà thì sẽ có phương án tốt hơn.
12. Đi chơi giá ở Nhật nên hỏi và chốt giá trước tránh tiền mất tật mang hoặc có thể đụng độ bảo kê.
13. Nếu ban đêm không thể về nhà thì nên kiếm đồn công an gần nhất xin trợ giúp, có thể sẽ được cho mượn tiền đi taxi về nhà (nếu gần và bạn khéo mồm), hoặc cũng có thể được ngồi xe đen trắng quá giang về nhà. Tuyệt đối không lang thang quanh các khu vực công viên, rừng núi, chân cầu, những nơi hẻo lánh,… bởi có rất nhiều điều có thể xảy ra nếu ở một mình những chỗ không an toàn.
14. Đi xin visa nên đi thật sớm nếu không muốn ngồi từ sáng đến chiều; và nếu lên đại sứ quán, tổng lãnh sự quán có vấn đề khó giải quyết thì nên tìm “đúng người đúng thời điểm“ bảo là người nhà của Bác để dễ nói chuyện.
15. Những bạn làm quá giờ không nên ghi lại giờ làm, lịch làm lại trên giấy hoặc cầm bảng lương bên người, bởi hiện tại số lượng cảnh sát biết tiếng Việt đã tăng lên rất nhiều. Bị lộ ra thì việc về với mẹ là điều hiển nhiên.
Khánh Ngọc (SSDH)