Sẵn sàng du học – Nhiều sinh viên nhận các khoản hỗ trợ tài chính được vào đầu học kỳ để trang trải các loại chi phí như chi phí sinh hoạt, chi phí đi lại, sách vở và các nguồn chi khác. Một số sinh viên biết cách biến khoản tiền đó thành khoản “tiền lương”, đó được coi là một chiến lược thông minh khi quản lý tài chính.
Debi Goldben, cựu sinh viên trường Cao đẳng Central Florida cho biết "Khi tôi đã gần 50 tuổi và trở lại trường sau khi bị sa thải khỏi công việc trước đó, tôi đã sử dụng viện trợ tài chính như một khoản tiền lương hàng tháng. Tôi theo học một trường cao đẳng cộng đồng, và sử dụng tiền trợ cấp để chi trả học phí và lệ phí." Goldben đã sử dụng $ 200 một tháng, cùng với tiền lương hàng tuần $ 100 của mình để trả tiền sách và chi phí sinh hoạt cho gia đình cô gồm bốn người.
Bên cạnh đó, nhiều sinh viên có thể cảm thấy khó khăn trong tài chính khi dễ dàng bị cám dỗ bởi việc sử dụng nguồn tiền của họ, ví dụ họ chi tiêu vào việc mua sắm hay đi nghỉ lễ, và đôi khi các khoản hỗ trợ tài chính không đủ để trang trải chi phí đi học. Joseph Newman, một chuyên viên hỗ trợ tài chính tại Moon Prep, một công ty tư vấn tuyển sinh đại học ở Atlanta, nói: "Sinh viên không quen với việc có nhiều tiền tại một thời điểm và họ sẽ sử dụng toàn bộ số tiền đó chỉ sau một thời gian ngắn."
Trên thực tế, theo một cuộc khảo sát năm 2016 của Edvisors, hơn một nửa số sinh viên đại học hết tiền trước khi kết thúc học kỳ. Các chuyên gia hỗ trợ tài chính cho rằng điều này thường do chi phí bất ngờ hoặc quản lý tiền kém. Mark Kantrowitz, chuyên viên hỗ trợ tài chính đại học và cố vấn của trang Savingforcollege.com cho biết rất ít sinh viên được khuyên về cách chi tiêu hợp lý tại trường trung học.
Tổng công ty Nghiên cứu Manpower (MDRC) – một tổ chức phi lợi nhuận, đã tiến hành một nghiên cứu về dự án Aid Like A Paycheck được tài trợ bởi một số quỹ tư nhân, bao gồm Quỹ Bill và Melinda Gates và Quỹ Annie E. Casey. Chương trình nhằm xác định xem việc trợ cấp tài chính hai tuần một lần có thể giúp sinh viên chi tiêu hợp lý viện trợ của họ hay không. Hai trường cao đẳng Houston – San Jacinto College và Houston Community – cũng như West Hills Community ở Coalinga, California, đã tham gia vào nghiên cứu này. MDRC có kế hoạch phát hành một báo cáo cuối cùng về dự án Aid Like A Paycheck vào cuối năm nay.
Dựa trên sự thành công của chương trình, San Jacinto College quyết định tiếp tục viện trợ viện trợ theo cách đó sau khi chương trình thí điểm kết thúc vào mùa xuân năm 2016. Các nhà phê bình cho rằng sinh viên cần tiền của họ trả trước để chi trả cho các chi phí liên quan đến trường đại học. Nếu sinh viên tích lũy tiền hàng tháng và nhận được hỗ trợ tài chính trước thời hạn thanh toán hóa đơn, họ sẽ không gặp phải vấn đề khó khăn chi tiêu nữa.
Aid Like A Paycheck có thể giúp sinh viên có ngân sách tốt hơn. Monique Lindon, một sinh viên 22 tuổi tại SJC đang học ngành khoa học xã hội và hành vi, nói rằng việc nhận nhiều phần hỗ trợ tài chính đã giúp cô quản lý tiền tốt hơn: "Thường thì một khoản hỗ trợ sẽ được gửi ngay trong đầu kỳ, và theo tâm lý biết rằng trong tài khoản của mình đang có một số tiền lớn, tôi sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Dự án Aid Like A Paycheck đã giúp tôi quản lý tiền bạc tốt hơn và hiệu quả hơn.”
Các chuyên gia cho rằng những khoản tiền trợ cấp đều là cần sử dụng cho những chi tiêu “ngoài tầm kiểm soát” và điều quan trọng là phải thiết lập ngân sách hợp lý giúp quản lý số tiền đã chi tiêu theo tuần hoặc theo tháng trong học kỳ.
Người dịch: Linh Trang (SSDH)