Lưu ý những bệnh không được đi du học

0

Sẵn sàng du học – Du học là ước mơ của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, ước mơ ấy có thể bị gây trở ngại nếu bạn bị mắc một trong những bệnh bị cấm hoặc hạn chế nhập cảnh. Vậy đâu là những bệnh có trong “danh sách đen” của các quốc gia? Hãy cùng duhoc.online tìm hiểu những bệnh không được đi du học trong bài viết dưới đây nhé!

Danh sách những bệnh phổ biến không được hoặc bị hạn chế khi nhập cảnh du học

Khám sức khỏe là việc không thể thiếu nếu bạn muốn xin visa du học tại bất kì quốc gia nào.

Khám sức khỏe là việc không thể thiếu nếu bạn muốn xin visa du học tại bất kì quốc gia nào.

– Những bệnh truyền nhiễm

Khi vào những trang xin thị thực, tổng lãnh sự quán của các nước, ta thường thấy những lưu ý dành cho những đương đơn mắc bệnh truyền nhiễm. Vậy bệnh truyền nhiễm bao gồm những loại bệnh cụ thể nào? Dưới đây là danh sách 57 bệnh truyền nhiễm được cung cấp bởi Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh:

  1. Bệnh bại liệt
  2. Bệnh cúm A/H5N1
  3. Bệnh dịch hạch
  4. Bệnh đậu mùa
  5. Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg)
  6. Bệnh sốt Tây sông Nin (Nile)
  7. Bệnh sốt vàng
  8. Bệnh tả
  9. Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút
  10. Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno)
  11. Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
  12. Bệnh bạch hầu
  13. Bệnh cúm
  14. Bệnh dại
  15. Bệnh ho gà
  16. Bệnh lao phổi
  17. Bệnh do liên cầu lợn ở người
  18. Bệnh lỵ A-míp (Amibe)
  19. Bệnh lỵ trực trùng
  20. Bệnh quai bị
  21. Bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue)
  22. Bệnh sốt rét
  23. Bệnh sốt phát ban
  24. Bệnh sởi
  25. Bệnh tay-chân-miệng
  26. Bệnh than
  27. Bệnh thủy đậu
  28. Bệnh thương hàn
  29. Bệnh uốn ván
  30. Bệnh Ru-bê-ôn (Rubeola)
  31. Bệnh viêm gan vi rút
  32. Bệnh viêm màng não do não mô cầu
  33. Bệnh viêm não vi rút
  34. Bệnh xoắn khuẩn vàng da
  35. Bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota)
  36. Bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia)
  37. Bệnh giang mai
  38. Các bệnh do giun
  39. Bệnh lậu
  40. Bệnh mắt hột
  41. Bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans)
  42. Bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia)
  43. Bệnh phong
  44. Bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo)
  45. Bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes)
  46. Bệnh sán dây
  47. Bệnh sán lá gan
  48. Bệnh sán lá phổi
  49. Bệnh sán lá ruột
  50. Bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia)
  51. Bệnh sốt mò
  52. Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta)
  53. Bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas)
  54. Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm
  55. Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsackie)
  56. Bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia)
  57. Bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus)

Với diện du học, nếu đối với một số nước mà việc xin visa vốn đã khắt khe như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật,…thì bạn sẽ bị từ chối việc cấp visa ngay bởi theo họ, những bệnh không được đi du học trên là những bệnh cực kỳ nguy hiểm và họ không muốn công dân nước họ bị ảnh hưởng. Ngược lại, ngoại trừ những bệnh cực kì nguy hiểm như Bệnh cúm A/H5N1, Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg),…thì đối với một số nước thông thoáng trong việc cấp visa, họ vẫn sẽ chấp nhận với điều kiện bạn không được làm trong ngành Y tế khi đến nước họ.

– Viêm gan B

Viêm gan B là một trong những bệnh phổ biến tại những nước châu Á. Đây là một trong những bệnh không được đi du học tại Mỹ. Còn đối với một số nước khác, nếu bạn chỉ là đương đơn du học thông thường, tức là sau khi hoàn thành chương trình học sẽ quay về nước ngay và không làm trong ngành Y tế thì bạn vẫn sẽ được xem xét để được cấp visa.

ssdh-visa-canada1

Nhiều bạn khi quyết định du học hoặc đi du lịch nước ngoài vẫn đang phân vân về vấn đề visa, và chưa có được những thông tin cụ thể về từng loại visa cũng như công dụng của loại giấy tờ này. Để trả lời cho câu hỏi visa…

Những lưu ý khi khám sức khỏe đi du học

– Nên nghiên cứu kĩ thủ tục khám sức khỏe của các quốc gia

Khi chuẩn bị du học, bạn nên nghiên cứu kĩ những bệnh không được đi du học cũng như nơi thực hiện thủ tục khám bệnh của từng quốc gia. Để thuận tiện cho các đương đơn, hầu hết các tổng lãnh sự quán đều cung cấp quy trình khám sức khỏe và chỉ định nơi khám trực tiếp trên website của họ. Bạn chỉ cần đăng nhập, điền thông tin và lấy mã số, ngày, giờ và tên bác sĩ. Mặc dù các bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Thống Nhất, Bạch Mai,…thường là những nơi phổ biến để khám sức khỏe cấp visa nhưng đối với thủ tục khám sức khỏe du học Úc thì lại được chỉ định tại những nơi khác. Do vậy, để tránh mất thời gian và chi phí, bạn nên nghiên cứu kĩ thủ tục khám sức khỏe của các quốc gia.

Bạn chỉ nên khám sức khỏe tại những nơi được tổng lãnh sự quán chỉ định.

Bạn chỉ nên khám sức khỏe tại những nơi được tổng lãnh sự quán chỉ định.

– Không nên khai gian bệnh án

Việc khai gian bệnh án là việc không thể chấp nhận đối với việc xin thị thực trong bất kì trường hợp nào. Thông thường, khi điều tra được bệnh tình của bạn, họ sẽ trục xuất bạn ngay về nước và cấm bạn nhập cảnh đến nước họ. Do vậy, nếu không may mắc những bệnh không được đi du học, bạn nên chịu khó chữa dứt bệnh hẳn hoặc nhờ nhân viên tổng lãnh sự quán tư vấn nếu đang có việc gấp cần xuất cảnh ngay.

Luôn là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi lên kế hoạch du học cho cá nhân hoặc người trong gia đình, thủ tục du học là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên cá nhân người muốn đi du học phải thực hiện.…

– Nên khám sức khỏe trong thời gian 6 tháng trước khi đi du học

Thời gian tốt nhất bạn nên khám sức khỏe trước khi xin visa đi du học là từ 6 đến 12 tháng. Thời gian này được xem là thời điểm “cập nhật” tình trạng tốt nhất của bạn. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian để thực hiện thủ tục khám sức khỏe đi du học.

Khám sức khỏe là việc không thể thiếu khi xin visa du học. Ngoài tìm hiểu những bệnh không được đi du học, bạn nên nghiên cứu thêm các thủ tục cũng như qui định để tránh vi phạm. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết đến bạn và chúc bạn sẽ vượt qua kì kiểm tra sức khỏe sắp tới.

Thái Hải (SSDH) – Theo duhoc.online tổng hợp

Share.

Leave A Reply