Mẹo trả lời 5 câu hỏi phỏng vấn MBA khó nhằn nhất dành cho du học sinh

0

Sẵn sàng du học – Mặc dù sự hưng phấn là cảm xúc chủ đạo của mỗi ứng viên khi nhận được lời mời phỏng vấn từ trường kinh doanh mình mơ ước được vào, tiếp theo ngay sau đó là hỗn hợp của lo lắng, bồn chồn và nhiều trường hợp còn có thể là sự sợ hãi.

Để tránh khỏi việc trượt phỏng vấn và làm triệt tiêu cơ hội được nhận, bạn có thể chuẩn bị trước cho phần trao đổi và những câu hỏi khó sẽ được đưa ra trong buổi phỏng vấn. Dưới đây là cách để chuẩn bị cho 5 câu hỏi khó nhất và xuất hiện nhiều nhất trong một buổi phỏng vấn MBA.

ssdh-sinh-vien1

 

1. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Không ai muốn nói kém đi về bản thân nên hãy nói về điểm yếu của bản thân với thái độ biết tự nhìn nhận và muốn khắc phục. Nếu bạn có những điểm yếu trong đơn đăng ký như điểm số chưa tốt, hãy tận dụng buổi phỏng vấn để thể hiện rằng bạn đang cố gắng khắc phục điểm số bằng cách tham gia các hoạt động và lớp học thêm.

Sự thật thà có thể tăng cao cơ hội bạn được nhận vào chương trình MBA hàng đầu. Khi bạn nhìn nhận về điểm yếu một cách trung thực, nhưng điểm mạnh của bạn sẽ càng được củng cố vững chắc hơn trong buổi phỏng vấn.

2. Kể về một lần bạn thất bại

Các trường kinh doanh coi thất bại là một cơ hội học tập cho mọi người, từ các công ty đến riêng từng cá nhân.Trong trường hợp này, bạn đang được hỏi về một trải nghiệm cụ thể, hãy chọn một cách cẩn thậnvà tránh chia sẻ những thất bại thể hiện lựa chọn sai lầm của bản thân

Khi trao đổi về thất bại của bản thân trong buổi phỏng vấn, hãy nhận vai trò của mình trong sự việc, giải thích phản ứng của bản thân và trao đổi về những bài học hay những điều bạn muốn làm khác đi nếu được làm lại. Đừng đổ lỗi; Bạn sẽ thể hiện được sự tích cực. Đơn cử như một sinh viên bị đánh trượt vì chép bài của bạn. Anh ta cảm thấy vô cùng xấu hổ nhưng sau đó đã biến trải nghiệm tiêu cực thành tích cực khi ứng cử vào hội đồng sinh viên và tạo ra sự thay đổi trong tiêu chí gian lận và giao tiếp tại trường học.

3. Nói về người quản lý tồi tệ bạn đã từng làm việc cùng.

– Đây là câu hỏi cần sự cân bằng giữa việc đổ lỗi với suy nghĩ của bạn về cách lãnh đạo tốt. Tốt nhất bạn nên giải thích ngắn gọn, không thể hiện thái độ tức tối, về vấn đề của bạn với người quản lý đó rồi nhanh chóng nói về những điều tích cự như: bạn đã đối phó được với vấn đề, cảm thấy cảm thông, có được sự thỏa hiệp hoặc đối mặt với trường hợp để có được kết quả như ý.

– Một ứng viên MBA đã từng có mối quan hệ hài hòa với người quản lý nhưng lại không có được sự phản hồi về những lỗi của mình nên cô ấy thường tự làm lại phần việc của mình thay vì giải thích hay chuyển lại phần việc đó. Ứng viên này cuối cùng đã nhận ra mình sẽ không phát triển được trong môi trường đó vì sẽ luôn mắc những lỗi mà trước đó quản lý không hề phản hồi.

– Người phỏng vấn sẽ dùng câu hỏi này để xem mức độ phù hợp của bạn với chương trình vì bạn sẽ gặp phải những người bạn cùng lớp khó hòa thuận nên cách bạn giải quyết những tình huống này sẽ cho thấy tính cách của bạn và cách bạn đối xử với những người xung quanh khi được nhận.

ssdh-sinh-vien

4. Nói về một tình thế đạo đức khó xử bạn gặp phải.

Các chương trình MBA muốn trang bị cho sinh viên khả năng phân tích tình huống khó xử về đạo đức hay những tình huống cần quyết định khó khăn. Câu hỏi này sẽ thể hiện chuẩn mực đạo đức và mức độ từng trải của bạn. Hãy chọn tình huống đạo đức khó xử một cách cẩn thận để đảm bảo rằng tình huống của bạn không có câu trả lời dễ dàng. Nó không cần phải là một câu đố quá khó mà chỉ cần là tình huống làm bạn thấy khó xử và cần sử dụng kỹ năng lãnh đạo, sự sâu sắc và chín chắn. Hãy tư vấn với gia đình, bạn bè, hay người tư vấn đăng ký để đảm bảo được điều này.

Khi trả lời loại câu hỏi này, bạn nên miêu tả trường hợp một cách ngắn gọn giải thích cách bạn phản ứng và hành động của bạn, sau đó nhìn nhận về bài học bạn rút ra từ trải nghiệm đó. Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn vượt qua vô số ứng viên tiềm năng.

5. Hãy nói đôi chút về bản thân bạn.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng các ứng viên lại hay nói lan man và lạc đề với câu hỏi này. Hãy sắp xếp suy nghĩ của mình để cómột bài nói 1-2 phút về bản thân thể hiện động lực của bạn, quá trình học tập, thành công trong công việc, đam mê, vì sao bạn muốn có tấm bằng MBA và mục tiêu nghề nghiệp của bạn sau khi có bằng MBA.

Người phỏng vấn sễ muốn kiểm tra liệu bạn có muốn đóng góp một cách nhiệt tình cho chương trình, nên hãy luyện tập bài nói của mình với nhiều người nghe đến khi bạn thật trôi chảy và có thể tỏ ra giỏi đối thoại, thật thà và quan trọng nhất là đáng nhớ.

Một buổi phỏng vấn MBA thành công chưa chắc đã đảm bảo bạn được nhận nhưng nếu trượt phỏng vấn, nhiều khả năng bạn sẽ không được vào ngôi trường mơ ước. Hãy tìm hiểu, nghiên cứu và dùng những mẹo trên để tăng cơ hội cho bản thân. Cuối cùng, bạn nên thư giãn và tận hưởng quá trình này.

Người dịch: Trung Hiếu (SSDH)

Share.

Leave A Reply