Mười điều nên làm trong phần thi nói IELTS

0
Có thực sự hiệu quả không khi bạn tự chữa phần thi nói IELTS của chính mình? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ thầy Chris Pell – chuyên gia tiếng Anh Hội đồng Anh về những điều nên làm trong phần thi nói của kỳ thi IELTS.
Nên “khởi động” trước khi nói

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như một cầu thủ ra sân bóng mà bỏ qua các phần khởi động đầu tiên như chạy hay giãn cơ? Có lẽ đó sẽ là một trận đấu thật tồi tệ đối với họ và thậm chí chính họ sẽ có thể bị chấn thương. Nói một ngoại ngữ cũng được so sánh tương tự như vậy. Tôi thường khuyên các học sinh phải chuẩn bị cho kỳ thi IELTS bằng việc nói tiếng Anh liên tục ít nhất trong 24 tiếng trước khi thi. Điều này ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp tiếng Anh một cách tự nhiên của bạn. Hãy nói với bạn bè và gia đình của bạn rằng bạn chỉ có thể nói tiếng Anh, và hãy cố gắng đọc và nghe tiếng Anh ngay trước khi thi. Hãy đến địa điểm thi sớm và tham gia vào cuộc hội thoại với các thí sinh khác. Và khi đến lượt phần thi nói của bạn, bạn sẽ sẵn sàng.

Nên thực hành ở nhà

Nói tiếng Anh là một kỹ năng và cũng như các kỹ năng khác, nó yêu cầu hàng giờ rèn luyện. Rất nhiều học sinh của tôi than phiền rằng họ không có ai để thực hành cùng, nhưng thực tế có không ít cách để luyện tập trực tuyến với hàng ngàn học sinh khác, bạn chỉ cần biết nơi để tìm họ. Google Hangouts, iTalki, Verbling, Bussuu và trang Facebook của Hội Đồng Anh là một số nơi bạn có thể tìm bạn nói của mình.

Nên hỏi người phỏng vấn bạn

Nhiều thí sinh không biết rằng họ có thể đề nghị người phỏng vấn nhắc lại câu hỏi nếu bạn chưa hiểu họ nói gì, hoặc bạn có thể hỏi họ giải thích nghĩa của từ bạn chưa hiểu. Nếu bạn nghe người bản địa nói, bạn sẽ nhận thấy họ cũng có thói quen này trong khi nói. Điều quan trọng là không nên yêu cầu người phỏng vấn nhắc lại tất cả các câu hỏi hay giải thích nghĩa của từng từ.

Nên mở rộng câu trả lời của bạn

Thật không phải là một ý kiến hay khi bạn đưa ra câu trả lời quá ngắn trong phần thi nói, thay vào đó bạn nên mở rộng câu trả lời bằng cách tham khảo ba gợi ý sau. Thứ nhất giải thích vì sao? Thứ hai là đưa ra một số ví dụ và cuối cùng là dùng tư duy phản biện nghĩa là đưa ra khía cạnh đối lập của một vấn đề.

Dưới đây là một ví dụ của câu hỏi: “What can people do to reduce global warming?”

I believe the best way to combat climate change is to reduce carbon emissions. Carbon dioxide is the main reason the planet is getting hotter, because it is a greenhouse gas and prevents the sun’s radiation from leaving our atmosphere. For example, it has been shown that there is a link between the increased use of fossil fuels and rising global temperatures. However, some doubt this and think global warming is a natural cycle and not a man-made problem.

Như bạn thấy, thí sinh này đã giải thích đầy đủ các luận điểm của cô ấy, đồng thời đưa ra được ví dụ dẫn chứng và câu phản biện chặt chẽ.

Nên nắm vững chức năng của ngôn ngữ

Đó sẽ chẳng phải là một ý kiến hay nếu bạn nhớ câu trả lời theo một khuôn mẫu, nhưng bạn nên nhận thức được sự đa dạng trong ngôn ngữ được sử dụng trong phần thi nói IELTS. Hãy tham khảo các ngôn ngữ như:

• Đưa ra ý kiến

• Đưa ra các ví dụ

• Các quan điểm đối lập

• Đánh giá ý kiến của người khác

• Nói về nguyên nhân – kết quả

• Nói về các tình huống giả định

Bạn có thể nói về quá khứ, hiện tại và tương lai, vì thế hãy chắc chắn rằng bạn nắm được các dạng thức của từ và ngữ pháp để nói về chúng.

Nên sử dụng ngôn ngữ nói tự nhiên

Nếu lắng nghe kỹ người bản địa nói, bạn sẽ nhận ra được có một vài sự khác biệt trong cách nói của họ so với cách nói của học sinh học tiếng Anh. Người bản xứ dùng nhiều đoạn hội thoại nối, âm thanh, ngữ điệu và trọng âm nhẹ hơn, điều mà những người học ngoại ngữ cảm thấy khó hoặc “không thoải mái”. Lời khuyên của tôi là bạn hãy hỏi thầy cô giáo hoặc tự mình nghiên cứu cách phát âm ảnh hưởng đến bài nói của bạn thế nào. Hãy nghe lại những đoạn thu âm của người bản xứ và cố gắng bắt trước các âm nối hay ngữ điệu của họ bằng cách dừng đĩa và nhắc lại những gì bạn nghe được. Một khi kiên trì rèn luyện đầy đủ như vậy, giọng điệu của bạn sẽ tự nhiện giống với người bản địa hơn.

Nên chú ý đến ngữ pháp và sự lưu loát khi nói

Để thể hiện tốt phần thi nói, bạn sẽ được đánh giá cả hai tiêu chí là độ chính xác về ngữ pháp và sự lưu loát. Các thí sinh thường quá lo lắng về phần ngữ pháp của mình, điều này thường khiến bạn mất tự nhiên khi nói, do đó điểm số của phần lưu loát sẽ giảm.

Chúng tôi khuyến khích học viên nên tự ghi âm phần nói của mình. Lần đầu tiên bạn hãy thử chú ý tới độ chính xác của ngữ pháp, rồi khi nghe lại đoạn ghi âm đó, bạn sẽ thấy sự chậm chạp một cách không tự nhiên trong bài nói của mình. Lần ghi âm sau, hãy thử tập trung nói với tốc độ tương tự như khi bạn nói tiếng mẹ đẻ và đừng quá lo lắng khi mắc lỗi ngữ pháp. Khi làm như vậy, bạn không chỉ luyện tập cho sự lưu loát của mình, mà còn có thể nhận ra những lỗi ngữ pháp quen thuộc và khắc phục chúng. Người bản địa thậm chí còn mắc những lỗi ngữ pháp trong khi nói, vì thế nên đừng quá lo lắng và hãy dùng chúng như bàn đạp để thành công.

Nên tìm ra đam mê của bạn

Học viên thường ám ảnh bởi các câu hỏi mẫu của kỳ thi trước và luyện tập chúng hàng ngày, như vậy bạn sẽ dễ cảm thấy chán nản và không còn hứng thú nữa. Cách tốt nhất đó là tìm ra một chủ đề mà bạn cảm thấy thú vị và thực hành nói về chủ đề đó. Nếu bạn yêu thích bóng đá, hãy chú ý tới lời của bình luận viên khi xem trận đấu hay nghe lại bản thu bình luận về các trận đấu cuối tuần. Nếu bạn đam mê thời trang, hãy xem các buổi trình diễn thời trang trên TV hay Youtube. Bạn có thể luyện nói về chủ đề đó với bạn bè, tự thu âm hoặc tìm một người bạn cùng sở thích để tán gẫu với họ.

Nên dành thời gian để nghĩ

Nếu bạn được hỏi một câu hỏi mà bạn không chắc chắn về đáp án, đừng sợ khi dành thời gian để nghĩ về nó. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên và những người bản địa cũng dành nhiều thời gian cho việc này. Bạn có thể áp dụng các mẫu câu dưới đây để nói với người phỏng vấn rằng bạn đang suy nghĩ về câu hỏi.

• That’s a difficult question. Let me think for a second…

• That’s a very interesting question. Let me think for a moment…

• It’s very difficult to know exactly, but perhaps…

• It’s difficult to say. I think…

• I don’t really know for sure, but I would say….

Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không bắt đầu tất cả các câu trả lời bằng cách dùng các mẫu như trên. Người phỏng vấn sẽ phát hiện ra điểm yếu này của bạn.

Nên tự sửa câu trả lời

Đừng cảm thấy bất an khi bạn tự sửa bất cứ lỗi nào khi nói. Điều này sẽ khiến người phỏng vấn nhận ra rằng bạn nhận thức được lỗi của mình và hiểu ngữ pháp. Một số thí sinh không thích vậy bởi họ nghĩ nó báo động người chấm thi về sai lầm của bạn và họ có thể cho bạn điểm thấp. Ngược lại, thực tế là nếu bạn nghĩ về nó, bạn có thể tự sửa lỗi cho chính câu trả lời của bạn trong phần thi nói IELTS.

Share.

Leave A Reply