Nên học nghe tiếng Anh từ 6 tuổi

0

SSDH – Chúng ta thường cho rằng học tiếng Anh hay bất kỳ một ngôn ngữ nào đó là phải qua một bộ sách hay giáo trình. Cứ theo đó mà học, từng bài một, từng cuốn một. Trong bao năm qua, cách học này đã khiến chúng ta đâm đầu vào tường với sự phí phạm khủng khiếp về thời gian, công sức và tiền bạc.

 

Học sinh học rất nhiều thứ như từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu … để rồi tới một lúc nào đó học nghe, mà cũng chỉ nghe để thi các kỳ thi chuẩn hóa.

 

Tôi nhớ học trò của mình nói là trong kỳ thi học sinh giỏi Anh Văn Quốc gia, môn nghe tiếng Anh mới được đưa vào cách đây chừng 5 hay 6 năm gì đó ở mức độ rất cơ bản là một bài hội thoại hay một bài nói ngắn dạng tin tức.

 

Điều đó cho thấy cách tiếp cận vấn đề Nghe của chúng ta trong đào tạo tiếng Anh còn hết sức thô sơ và sai lầm.

 tre-em.jpg

Theo ông Nguyễn Tuấn Hải, CEO của một công ty giáo dục,

việc học nghe tiếng Anh phải bắt đầu từ sớm khi trẻ mới 6, 7 tuổi.

 

Tôi cho rằng việc học Anh Ngữ cần phải gạt bỏ sang một bên các vấn đề có tính chất cơ học như từ vựng, ngữ pháp, tức là học ngôn ngữ để hiểu ngữ pháp chứ không phải học ngữ pháp để hiểu ngôn ngữ.

 

Chúng ta bắt tay vào học ngôn ngữ qua nghe với các tiên đề về lý luận và cách tiếp cận như sau:

 

1. Nghe phải là một môi trường mà người học phải được ” nhúng ” vào đó hoàn toàn vào đó với tần suất cao (tối thiểu 3 lần trong tuần và càng nhiều thì càng tốt).

 

2. Nghe phải được thực hiện từ sớm trong cuộc đời của người học. Từ khoảng 6-7 tuổi là tốt nhất với giả định là việc nghe là sâu và bắt đầu trải rộng trên 2 mảng: truyện (có hội thoại, miêu tả) và chủ đề đa dạng.

 

3. Giọng đọc phải chuẩn mực theo tiêu chuẩn của bản ngữ, tức là phải hay. Điều này giúp cho người học nhỏ tuổi phát triển được hai thứ sau một cách tự nhiên:

 

– Phát âm tốt (bằng bắt chước).

 

– Ngữ điệu nói (còn gọi là accent). Có thể các em chưa phát âm được như vậy nhưng bằng việc cảm âm, các em vẫn biết rõ phát âm và chất giọng của một người bản xứ (native speaker) nào đó có phải là hay hay là không.

 

Cá nhân tôi không đánh giá cao việc nói tiếng Anh nhanh và lưu loát bằng việc nói tiếng Anh có “accent”. Nó chính là thứ mà người ta phải trải qua một quá trình nghe dài lâu và đau khổ mới có thể rèn cho mình để một ngày đẹp trời nào đó có được. Tôi cũng coi việc nói Anh Ngữ có “accent” là một báu vật của người học ngôn ngữ này, trên tất thẩy các thứ khác kể cả khả năng đọc nhanh và khả năng viết thành thạo.

 

Tôi cũng coi việc “cảm” một ngôn ngữ như tiếng Anh chẳng hạn quan trọng hơn việc hiểu nó theo cách cơ học (cứ phải biết nghĩa của hầu hết các từ mà chúng ta nghe). Nếu chúng ta muốn rèn một thứ tư duy sau: hiểu nghĩa của một từ qua bối cảnh của cả một câu hay đoạn văn thì nghe chính là cách thức và con đường đầu tiên và hiệu quả để đưa chúng ta đến với điều đó, bên cạnh việc đọc thật nhiều.

 

Dĩ nhiên quá trình này là một con đường đau khổ, bởi vì chúng ta sẽ nghe với quãng thời gian ban đầu có thể dài mà không hiểu gì. Chán nản và nghĩ rằng nó vô ích là cảm nhận và suy nghĩ hầu hết của mọi người. Trong quá trình vật lộn và đánh vật với việc nghe đó, sẽ có nhiều người bỏ cuộc. Vì vậy sự kiên trì và quyết tâm kết hợp với việc được hướng dẫn đúng (nghe cái gì theo từng giai đoạn) cho người học (nhất là người học nhỏ tuổi) là yếu tố tiên quyết cho sự thành công.

 

Khi đã trải qua quá trình đau khổ ban đầu , bạn sẽ bước sang giai đoạn hiểu từng chút một và phần trăm nghe hiểu sẽ dần tăng lên. Từ căng thẳng bắt từ và bắt câu và theo kịp về tốc độ , bạn sẽ chuyển dần sang sự thích thú khi cảm và hiểu được nghĩa của bối cảnh câu và đoạn văn. Vượt qua được nút thắt cổ chai này (Bottle Neck) , bạn sẽ bước vào giai đoạn nghe tiếng Anh một cách thoải mái hơn.

 

Khi đó, bạn sẽ bắt đầu thích thú việc nghe và sẽ nhận ra có cả 1 thế giới Anh Ngữ đang chờ bạn khám phá ở phía trước.

 

Nguồn: Vnexpress

Share.

Leave A Reply