Ngân hàng IELTS: Kiến thức tổng quát về kỳ thi

0

Sẵn sàng du học – IELTS là một trong những kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Anh phổ biến nhất trên thế giới nhằm đáp ứng cho nhu cầu học tập, làm việc và sinh sống ở các nước sử dụng tiếng Anh. Sở hữu một chứng chỉ IELTS với điểm số ấn tượng có thể giúp bạn tạo ấn tượng hơn với các nhà tuyển dụng. Kết quả của kỳ thi IELTS được công nhận bởi hơn 9000 tổ chức giáo dục, công ty và các tổ chức chính phủ trên gần 135 quốc gia.

ielts-tong-quan

Chuyên mục “Ngân hàng IELTS” đem đến cho bạn đọc những kiến thức, tài liệu, hướng dẫn hữu ích, mong muốn chia sẻ và đồng hành với người học trong suốt hành trình chinh phục IELTS.

  • Chuyên đề Ngân hàng IELTS 

1. IELTS là gì?

IELTS là viết tắt của từ International English Language Testing System (tạm dịch: Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế) được sáng lập bởi 3 tổ chức ESOL thuộc Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP (Úc) vào năm 1989.

Theo thống kê, có hơn 500 trung tâm tổ chức thi IELTS được thành lập tại hơn 120 quốc gia trên thế giới với hơn 1.000.000 thí sinh dự thi mỗi năm. Chính vì vậy, IELTS là kỳ thi tiếng Anh chuẩn hóa quốc tế uy tín nhất hiện nay và cũng là điều kiện bắt buộc khi nhập cư, tìm việc hoặc du học tại các quốc gia nói tiếng Anh.

2. Có mấy hình thức thi IELTS?

Có 2 hình thức thi IELTS: Academic IELTS Test và General Training IELTS Test.

Academic IELTS Test: dành cho những bạn có ý định đi du học, học lên cao học, xin việc làm ở công ty nước ngoài…

General Training IELTS Test: dành cho những người muốn định cư, tham gia một số chương trình đào tạo không đòi hỏi kỹ năng tiếng Anh phức tạp.

3. Cấu trúc của bài thi IELTS

Một bài thi IELTS (cả 2 hình thức) gồm 4 phần thi: Listening (nghe), Reading (đọc), Writing (viết) và Speaking (nói).

Tất cả các thí sinh đều phải trải qua 2 phần thi nghe và nói giống nhau, còn phần đọc và viết khác nhau tùy thuộc vào hình thức thi mà thí sinh đó lựa chọn.

Thứ tự và thời gian các phần thi được sắp xếp theo thứ tự sau:

• Listening

Thời gian cho phần thi này là 30 phút, gồm 4 phần với 40 câu hỏi.

2 bài tập đầu (section 1 and section 2) liên quan tới những vấn đề thường ngày của xã hội. Thí sinh sẽ được nghe một bài hội thoại giữa 2 người (hoặc có thể độc thoại).

2 bài tập cuối (section 3 and section 4) thường là những tình huống liên quan đến giáo dục, đào tạo. Thí sinh sẽ được nghe một bài hội thoại của một nhóm người hoặc một bài thuyết trình về vấn đề này.

Hình thức câu hỏi rất đa dạng: câu hỏi lựa chon, câu hỏi – trả lời ngắn, hoàn thành câu, hoàn thành chú thích/ biểu đồ/ bảng biểu, nối ý hoặc phân loại….

Thí sinh chỉ được nghe 1 lần và trả lời các câu hỏi trong khi nghe. Thí sinh có thêm 10 phút để viết lại đáp án ra giấy.

• Academic Reading

Thời gian cho phần thi này là 60 phút.

Có 3 bài/ đoạn đọc hiểu gồm tất cả 40 câu hỏi, chủ đề phong phú.

Những đoạn đọc hiểu này được lấy từ các tạp chí, sách, báo…

Có ít nhất 1 đoạn nội dung tranh luận về vấn đề xã hội.

Hình thức câu hỏi đa dạng, bao gồm: trắc nghiệm, câu hỏi – trả lời ngắn, hoàn thành câu, hoàn thành chú thích/ biểu đồ/ bảng biểu, nối ý, chọn nội dung đúng cho từng đoạn, lựa chọn đúng/ sai/ không có thông tin….

• General Training Reading

Tương tự như Academic Reading, thí sinh cũng có 60 phút để hoàn thành phần thi.

Gồm có 5 bài đọc hiểu với 40 câu hỏi, dễ hơn so với Academic Reading.

Các đoạn đọc hiểu được lấy từ các tạp chí, sách, báo, quảng cáo, tờ rơi, sách giáo khoa….

Nội dung của bài đọc thứ nhất liên quan đến tiếng Anh cơ bản, những thông tin có thực hằng ngày.

Nội dung của bài đọc thứ hai phức tạp hơn, liên quan đến vấn đề đào tạo.

Nội dung của bài đọc thứ ba mở rộng và có cấu trúc phức tạp hơn nhưng nội dung thiên về mô tả, cung cấp kiến thức, thông tin hơn là tranh luận.

• Academic Writing

Thí sinh phải hoàn thành 2 bài viết trong 60 phút: 20 phút cho bài viết thứ nhất (ít nhất 150 từ) và 40 phút cho bài viết thứ hai (250 từ)

Bài viết thứ hai khó và phức tạp hơn bài viết thứ nhất.

Bài viết thứ nhất: thí sinh nhìn vào biểu đồ hoặc bảng sau đó thể hiện các thông tin bằng bài viết của mình. Bài viết này đánh giá khả năng tổ chức, trình bày, so sánh, miêu tả các cấp tăng trưởng…..

Bài viết thứ hai: thí sinh thể hiện quan điểm, tranh luận về một vấn đề. Bài viết đánh giá khả năng giải quyết vấn đề, đánh giá một quan điểm, so sánh giữa 2 ý kiến đối lập nhau….

• General Training Writing

Thí sinh phải hoàn thành 2 bài viết.

20 phút cho bài viết thứ nhất (ít nhất 150 từ) và 40 phút cho bài viết thứ hai (250 từ)

Bài viết thứ hai khó và phức tạp hơn bài viết đầu tiên.

Bài viết thứ nhất: viết thư với những thông tin yêu cầu, giải thích tình huống… Bài viết đánh giá khả năng của thí sinh liên quan đến những vấn đề cá nhân, suy luận, thông tin có thực, thể hiện sở thích/ những điều không thích, ý kiến, phàn nàn…..

Bài viết thứ hai: Thí sinh thể hiện quan điểm, tranh cãi về một vấn đề. Bài viết đánh giá khả năng trình bày một vấn đề thực tế, trình bày giải pháp, đánh giá ý kiến, chứng minh hoặc tranh cãi…

• Speaking

Hình thức: Cuộc phỏng vấn (10-15 phút) giữa thí sinh và giáo viên bản ngữ, có ghi âm để đảm bảo tính minh bạch.

Có 3 phần chính:

Introduction and Interview (4-5 phút): Người phỏng vấn và thí sinh giới thiệu về bản thân và sau đó thí sinh trả lời những câu hỏi chung về bản thân, gia đình/ công viêc/ học tập, sở thích hay những chủ để quen thuộc hằng ngày.

Individual long run (3-4 phút): Thí sinh nhận được 1 tấm thẻ với những gợi ý và được yêu cầu nói về chủ đề cụ thể. Thí sinh có 1 phút chuẩn bị (có thể ghi chú nếu muốn). Trước khi trình bày trong vòng 1- 2 phút, thí sinh có thể được hỏi một hoặc 2 câu hỏi liên quan.

Two-way discussion (4-5 phút): Thí sinh và người phỏng vấn cùng thảo luận, tranh luận về một quan điểm, vấn đề (có thể liên quan đến phần 2).

4. Nơi đăng ký và lệ phí dự thi IELTS

Ở Việt Nam có 2 nơi được tổ chức và cấp bằng IELTS là: Hội đồng Anh (Brishish Council) có văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM và IDP có văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ.

Tùy vào vị trí của bạn để lựa chọn địa điểm thi phù hợp nhất với bản thân.

Kể từ đầu 2017, lệ phí dự thi là 4.750.000 VNĐ/ người.

5. Cách tính điểm

Cả hai phiên bản đều có cách tính điểm giống nhau, thang điểm từ 0 – 9

Thang điểm đánh giá IELTS (Ảnh: IDP.com)

Thang điểm đánh giá IELTS (Ảnh: IDP.com)

Điểm cuối cùng của kỳ thi IELTS được tính bằng cách lấy tổng điểm của 4 kỹ năng chia cho 4.

Điểm 0,125 được làm tròn thành 0; 0,25 được làm tròn là 0,5; điểm 0,75 được làm tròn là 1.

Ví dụ thí sinh A có điểm thi của các kĩ năng như sau:

Nghe: 7.0, Đọc: 6.0, Viết: 6.0, Nói: 7.0 thì điểm cuối cùng của thí sinh đó là: (7.0 + 6.0 + 7.0 + 6.0) = 6.5

Kết quả thi sẽ có sau 13 ngày kể từ ngày thi viết. Bằng IELTS có giá trị trong 2 năm kể từ ngày bạn dự thi.

Thái Hải (SSDH) – Theo Đại Kỷ Nguyên

Share.

Leave A Reply