Nghề mua hàng thuê: Lí do khiến các du học sinh bán sữa bột?

0

Sẵn sàng du học – Một điều vô cùng bất ngờ là trong khi ở các siêu thị trên thế giới, những mặt hàng đắt tiền có thể là các mặt hàng thực phẩm xa xỉ hoặc các thiết bị công nghệ còn ở Úc thì mặt hàng bán chạy nhất lại là sữa bột. Tận dụng thị trường béo bở này, người Trung Quốc sinh sống ở Úc đã mua bột sữa địa phương để bán lại tại Trung Quốc. Những người này được gọi là “Daigou”, và nhiều người trong số họ là các du học sinh.

sua-bot

Xuất hiện trên các bản tin của các phương tiện truyền thông chính thống như ABC News, Daigou ở Úc thường được đóng khung như những nhân vật phản diện. Đối với nhiều người Úc, các Daigou là những người thường xuyên trốn thuế, chặn đường và mua tất cả các loại sữa bột để kiếm lợi nhuận và điều này gây khó khăn cho các bậc cha mẹ địa phương.

Mặc dù chỉ có một phần trong số này là sự thật nhưng lý do và ý định đằng sau công việc này lại không phải vậy.

Cũng giống như cộng đồng các du học sinh, cuộc sống của các Daigou gây ra quá nhiều sự hiểu lầm. Sau cuộc nói chuyện với hai sinh viên quốc tế được coi là Daigou, tôi đã được tiết lộ về nghề nghiệp này một cách chi tiết và khám phá được mặt tối của nó.

Daigou tạm dịch là hành động mua và bán thay cho người khác. Đó có thể là quy mô nhỏ từ việc một người mua hàng hóa để gửi cho các thành viên gia đình và bạn bè cho đến quy mô lớn như các doanh nghiệp lớn với các container vận chuyển đầy đủ.

Kristen Cheng, một sinh viên quốc tế đến từ Đại học Monash cho biết lúc đầu cô chỉ mua hàng cho gia đình và bạn bè nhưng sau đó cô đã quyết định tham gia thị trường béo bở này bằng cách tiếp tục mua hàng giúp người khác.

Mục đích của tôi không phải là để kiếm tiền mà là giúp đỡ bạn bè và gia đình nếu tôi có thể kiếm tiền thì đó là một điều tốt, Cheng nói.

Một lý do khác để gia nhập ngành công nghiệp Daigou trị giá hàng tỷ đô la là do việc làm ngày càng khan hiếm. Không phải ai cũng là một người châu Á giàu có và ngay cả đối với những người có thể tìm được việc làm thì 20 giờ một tuần là không đủ để trang trải học phí, tiền thuê nhà và các chi phí sinh hoạt khác.

Đối với Cheng, trở thành một Daigou có nghĩa là cô đã có thể trút bỏ những gánh nặng này.  “Tôi không thể tìm được một công việc ở Úc… công việc mua bán lại hàng hoá này giúp tôi thực hành chuyên môn của mình và xây dựng các mối quan hệ.”

Yvonne Jiang, một sinh viên quốc tế đến từ Đại học Monash cho biết nhiều người trở thành Daigou vì điều này sẽ khiến cho việc học tập trở nên dễ dàng hơn.

Tôi cần tập trung vào việc học, khi làm công việc này tôi không có bất kỳ hạn chế nào về yêu cầu, bạn chỉ cần chạm ngón tay trong vài giây mà thôi,” cô nói.

Theo như các mà Cheng và Jiang giải thích thì tương tác càng nhỏ càng tốt. Mặt khác, khi sản phẩm trải qua nhiều đầu mối, tổng số tiền lãi được chia thành các khoản tiền nhỏ hơn.

Mặt tích cực của công việc này là điều ít được nhắc đến. Ngành công nghiệp Daigou giúp tạo việc làm, thiết lập nhận thức về thương hiệu Úc và giúp các doanh nghiệp địa phương xâm nhập vào thị trường Trung Quốc giàu có. Ví dụ như nhiều Daigous đã giúp các nhà máy rượu vang Úc tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc, những người này sau đó đã thông qua các Daigou hoặc tự đến Úc để mua sản phẩm.

Người mua cũng nhận được một giao dịch chân thực hơn, phù hợp với lời khuyên cá nhân cũng như có được những hiểu biết sâu sắc, kiến ​​thức và cập nhật về doanh số mới nhất của sản phẩm. Làm nóng thị trường Trung Quốc đang bùng nổ và tận dụng hệ thương mại điện tử này là một chiến lược kinh doanh mà nhiều thương hiệu ở Úc đã nhanh chóng nắm bắt.

Nhưng hãy để chúng tôi nói rõ hơn nữa về những gì Cheng mô tả là “mặt tối” của các Daigou. Khi nhu cầu địa phương vẫn tồn tại bên cạnh nhu cầu nước ngoài ngày càng tăng, giữa người dân địa phương và nhiều người Daigou muốn mua cùng một sản phẩm sẽ xảy ra mâu thuẫn.

Kể từ vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 khiến 6 trẻ sơ sinh thiệt mạng gây hoang mang xã hội và mất lòng tin thương hiệu, sữa bột Úc đã trở thành tiêu chuẩn vàng và là mặt hàng mà các gia đình Trung Quốc cố gắng hết sức để có được. Tuy luôn được bán hết nhưng đã dẫn đến lệnh cấm một người không được mua quá 2 hộp.

“Đây không phải là lỗi của chúng tôi, chúng tôi là nhà bán lẻ nhỏ còn họ (công ty sữa) có một ngành công nghiệp lớn bán ra trực tiếp, họ có đủ nguồn lực để kiếm thêm và đáp ứng nhu cầu, Cheng nói.

Điều này hoàn toàn có lí. Nếu các nhà sản xuất sữa Úc có nguồn lực để sản xuất cho cả thị trường trong và ngoài nước thì sao điều đó không dẫn đến lợi nhuận cao hơn? Không phải đó là mục đích mở rộng và thu lợi nhuận của các doanh nghiệp hay sao?

Công ty sữa lớn nhất của Úc và New Zealand – A2 Milk đã mở rộng và thu lợi nhuận theo cấp số nhân trong vài năm qua. Bất chấp luật thương mại điện tử mới của Trung Quốc để đối phó với các nhà giao dịch trực tuyến, A2 Milk vẫn trở thành mặt hàng bán chạy trên toàn châu Á và châu Mỹ.

Công ty đã báo cáo doanh thu tăng 50% từ Trung Quốc và các thị trường châu Á khác. Năm ngoái, A2 Milk đã kiếm được 656 triệu đô la doanh thu nhờ các sản phẩm dành cho Trung Quốc thông qua các Daigou.

Cả Cheng và Jiang đều là những Daigou nhỏ lẻ và không gây gián đoạn trực tiếp cho thị trường Úc. Dù cho có là các Daigou chuyên nghiệp thì hai sinh viên này vẫn cảm thấy “sợ hãi” bởi những người mua tham lam và mặt trái pháp luật của ngành công nghiệp này.

Năm ngoái, các quan chức Trung Quốc đã thu giữ một lượng lớn các sản phẩm giả như vitamin và rượu vang trong các lô hàng của các Daigou. Qua điều tra của cảnh sát, họ phát hiện ra rằng những sản phẩm này có thể được bán ra với 1000% lợi nhuận.

Ngoài ra còn có các Daigou trốn thuế bằng cách bán sản phẩm trên mạng xã hội như WeChat. Trong một bài viết của JingD Daily – một ấn phẩm của Trung Quốc cho biết có những trường hợp các Daigou vẽ lại hình ảnh của sản phẩm thay vì sử dụng hình ảnh thật để tránh bị bắt vì trốn thuế.

Theo Cheng thì “có một ranh giới giữa sự hợp pháp và bất hợp pháp.” Luật pháp Trung Quốc gần đây đã cố gắng kiểm soát và giải quyết các mặt bất hợp pháp bằng cách bắt các Daigou phải nộp thuế và có giấy phép.

Đánh giá bằng cách làm suy yếu doanh số của thương hiệu thực phẩm bổ sung của Úc – Blackmores và việc hãng mĩ phẩm Napoleon Perdis nhượng quyền cho Livia Wang (được mệnh danh là “Nữ hoàng Daigou”), biện pháp này ngày càng phát triển với nhiều thuế và quy định.

Tuy nhiên, hậu quả của các hoạt động bán hàng như vậy vẫn còn rất lớn, các bậc cha mẹ địa phương vẫn chịu ảnh hưởng không tốt bởi trải nghiệm của họ khi cố gắng mua sữa bột.

Andrew Trevorrow – một người cha phải vật lộn để nuôi con giải thích trong một cuộc phỏng vấn với ABC News: “Hai tuần trước chúng tôi đã hết sữa công thức và không thể tìm thấy bất cứ nơi nào nó và con của chúng tôi chỉ uống loại sữa đó. Tôi đã gọi cho tôi đồng nghiệp trong ngành dược và họ nói “đã bán hết sạch rồi”.”

Trong khi tận dụng thị trường Trung Quốc là một lựa chọn đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp thì ta vẫn có thể thấy được một nền tảng trung gian nơi người tiêu dùng Úc và các Daigou có thể hợp tác mua sắm trong hoà bình.

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply