SSDH – Đang làm giáo viên tại Mỹ, chị Thu Hồng chia sẻ những kinh nghiệm về cách nói sinh động bằng tiếng Anh Mỹ.
Sau một thời gian sinh sống tại Bắc Mỹ, chị Thu Hồng – hiện làm giáo viên – đã chia sẻ những kinh nghiệm để nói tiếng Anh như người bản địa.
Theo chị, có những từ vựng được dùng nhiều trong văn nói nhưng không ai dạy trong sách giáo khoa hay các giáo trình. Sử dụng những từ này sẽ làm mềm hóa kỹ năng nói của người học, giúp họ nói chuyện một cách sinh động, tự nhiên hơn.
Trong bài viết này, chị Thu Hồng chia sẻ những từ vựng được người bản ngữ dùng nhiều mà chị tự tổng hợp. Đa số từ không hoặc ít có trong sách giáo khoa hay giáo trình, mang tính ít trang trọng (informal), gần gũi với đời sống hàng ngày.
Sau đây là 20 từ đơn bạn có thể dùng trong văn nói kiểu Mỹ:
1. “Ugh”
Từ đệm/cảm thán, dùng khi đang cố làm điều gì đấy mà không thành công, hoặc biểu lộ cảm giác buồn chán, thất vọng, kinh tởm, ghê sợ. Ví dụ:
- Ugh! This is too heavy, i can’t lift it up.
- Ugh! You really want to leave? Now?
- Ugh! This is dirty. . Trong trường hợp này, cũng có thể dùng từ “gross”, “yuck”, “phew”
2. “Aww”
Từ đệm/cảm thán, dùng để biểu lộ cảm xúc thông cảm, biết ơn nhất là khi thấy người, vật, sự việc đáng yêu, đáng thương, tội nghiệp. Ví dụ:
- Aww, she’s so cute!
- Aww, it was so nice of you to do that!
- Aww, poor the little girl, she had to stay in the hospital for 3 days.
3. “Done”
Ngoài nghĩa cơ bản là “xong/hoàn thành”, từ này còn có cách dùng hơi giống từ “xong phim” hay “thôi rồi” (không còn cơ hội) trong tiếng Việt; ngoài ra còn có nghiã là “mệt rã rời”. Ví dụ:
- Are you almost done?
- He’s done, never can go back here again.
- I’m so done, such a really long day!
4. “Really”
Từ này có rất nhiều nghĩa, tuỳ theo từng tình huống, có thể là dùng để khẳng định (nghĩa chính), có thể dùng để nhại lại với ý giễu (như ví dụ thứ ba dưới đây. Theo nghĩa này, từ “really” được dùng giống với từ “what”). “Really” cũng được dùng để hỏi lại vì có ý nghi ngờ (như trong ví dụ thứ hai), dùng để hỏi lại vì không tán đồng (ví dụ bốn), dùng để nhấn mạnh khi cầu xin hay thuyết phục (ví dụ một). Ví dụ:
- I really, really want it, please
- You gave it to him already, really?
- She won, really? / What, she won? (Cô ý thắng á, thật á? / Cái gì, cô ý mà thắng rồi á?)
- They let them do it just like that, really!?
5. “Seriously”
Ngoài nghĩa chính là “nghiêm túc” thì từ này được dùng giống từ “really” ở trên, đó là dùng để khẳng định (như ví dụ thứ tư dưới đây), hoặc có thể dùng để hỏi mà không hỏi với ý giễu (ví dụ năm), dùng để hỏi lại vì có ý nghi ngờ (ví dụ ba), dùng để hỏi lại vì không tán đồng (ví dụ hai). Ví dụ:
- Don’t be so serious!
- This is $500? You’re not serious, right?
- You got the job? Are you serious?
- I am serious, no kidding.
- She’s wearing that dress, seriously? (có thể vì cái váy đó không hợp hoặc quá xấu)
6. “Jinx”
Từ đệm/cảm thán, dùng khi hai người cùng một lúc thốt lên điều gì hoặc cùng đưa ra câu trả lời giống hệt nhau. Ví dụ:
- A: What is this color?
- B & C: It’s blue
- B & C: Jinx!
7. “Jeez/gosh”
Từ đệm/cảm thán, tương tự như “úi trời ơi” trong tiếng Việt. Hai từ này là biến thể của từ “Jesus” và “God”. Thay vì nói “Jesus Christ!” hay “Oh my God!”, người Mỹ tránh dùng những chữ “Jesus” và “God” trực tiếp, nói trại đi thành “jeez” và “gosh”. Thường chỉ dùng “Jesus Christ!” hay “Oh my God!” trong những tình huống cực kỳ nghiêm trọng, ví dụ thấy ai bị ngất hay thấy nhà cháy. Ví dụ:
- Một bạn được cô giáo giao bài tập dài quá, thốt lên “Jeez, how can I finish this in one day?!”
- Khi đang chơi trò chơi điện tử, người chơi thốt lên “Gosh, i missed it”
8. “Relax”
Nghĩa chính là “thư giãn”, hay được dùng trong văn nói với nghĩa “từ từ”, “hượm đã”, nhất là trong tình huống một người thì giục cuống lên còn người kia thì tự tin, bình tĩnh. Ví dụ:
- A: Give it, give it to me, right now!
- B: Relax, it’s not going anywhere.
9. “Boom”
Nghĩa gốc là “âm thanh/tiếng nổ lớn” nhưng trong văn nói, từ này được dùng thay những từ mà người nói không muốn nói ra vì nhạy cảm hoặc vì nhàm chán, hoặc để miêu tả cái gì xảy ra rất nhanh (ví dụ thứ hai). Có lẽ từ tương đương trong tiếng Việt là “đấy”. Ví dụ:
- A kể lại cho B chuyện A nhìn thấy đôi nam nữ đi vào nhà nghỉ, A kết một câu rằng “And you know what happened next, they just boom, boom” (thay vì nói “slept together” hay “had sex”, họ dùng từ “boom”)
- They finish the paperwork really fast, in two days, boom, you got your result back.
10. “Nuts”
Từ “nut” có nghĩa là “hạt”, nhưng nếu “nuts” thì tiếng lóng lại là “crazy” hay “điên”, “dở hơi”. Ví dụ:
Are you nuts? (dùng để hỏi khi nguơì kia làm việc gì quá là dở hơi, điên rồ như cho người lạ số điện thoại di động hay mua quà, bánh khao tất tần tật mọi ngươì, v.v…)
11. Thêm đuôi ie, biến tính từ thành danh từ: cute- cutie, sweet- sweetie, book-bookie, tech-techie, okay- okie. Ví dụ:
- Aww, your dog is a cutie (khen ban có con chó yêu quá)
- She’s a sweetie. (Cô ấy là vợ/người yêu/trò cưng/người dễ thương)
- You guys have so many books. You are really a bookie! (người đọc nhiều/mọt sách)
- He became a techie when he was in middle school. (Anh ta giỏi về công nghệ từ hồi còn học cấp 2)
12. “Snap”
Từ đệm/cảm thán, dùng giống từ “thôi chết rồi” trong tiếng Việt. Ví dụ:
Oh snap, I forgot to bring the charger. (Thôi chết, quên mất không mang đồ xạc)
13. “Damn”
Từ đệm/cảm thán biểu lộ cảm xúc khi thấy cái gì, điều gì quá hay, ngoài ra còn có nghĩa “rất”, giống từ “very” (như trong ví dụ thứ hai). Ví dụ:
- “Damn, this building is huge!”
- You know damn well that it’s not gonna happen. (Cậu biết chắc là điều đấy không xảy ra)
14. “Comfy”
Đây là cách nói tắt của từ “comfortable” (thoải mái, tiện lợi). Ví dụ:
- This chair is so comfy!
15. “Chill”
Từ này có chức năng giống từ “relax” như đã giải thích ở trên. Ngoài ra còn có nghiã “thôi nào”, nhất là trong tình huống đông người ồn ào, nhốn nháo, không ai trật tự laị đươc. Ví dụ:
- A: You didn’t give me enough money.
- B: Chill, i’m gonna give the rest tomorrow.
- Chill, so i can start the video. (nói khi muốn yêu cầu đám đông ổn định trật tự)
16. “Bro”
Đây là cách nói tắt của từ “brother”, dùng trong văn nói, khi xưng hô thân mật, kiểu như từ “anh/chú mày” trong tiếng Việt. Ví dụ:
- What’s up bro? (Chú mày dạo nào thế nào?)
17. “Thingy”
Cách nói khác của từ “thing”, tương tự như từ “cái đấy, vật đấy” trong tiếng Việt. Ví dụ:
- I don’t know the name of this thingy. (Không biết cái này gọi là gì)
- Put it over there, next to the round thingy, you’ll see it. (Để nó ở đằng kia kià, gần cái vật tròn tròn ấy)
18. “Call”
Nghĩa chính là “gọi”, “cuộc gọi”, nhưng trong văn hội thọai là “sự lựa chọn”. Ví dụ:
- A: Should I take this one? (Có nên lấy cái này không nhỉ?)
- B: It’s your call = It’s up to you. (Tuỳ cậu)
19. “Man”
Từ đệm/cảm thán, giống từ đệm “oh”, chứ không có nghiã là “người đàn ông” như nghĩa chính thức của từ này. Ví dụ:
- Man, how I love the movie. It’s really good! (Ôi, tớ quá thích phim đấy, hay thật)
- Oh man, I missed it again (Ui trời, lại bị lỡ rồi)
20. “Sweet”
Nghĩa chính là “ngọt ngào”, “kẹo”. Trong đàm thoại, từ này còn mang nghiã giống từ “great”, “good” hay “fantastic” (may quá, hay quá, tuyệt vời). Ví dụ:
- Aww, that’s so sweet Ann! You remember my birthday and even bake me a cake. (tỏ ý khen Ann thật tuyệt vời, dễ thương khi đã nhớ ngày sinh nhật lại còn nướng bánh nữa)
- Sweet, I don’t have to come to school tomorrow. Aay! (Mừng quá mai không phải đi học).
Nguồn: Vnexpress