Nhiều thay đổi trong bảng xếp hạng các trường Đại học thế giới 2014-2015

0

SSDH – Tạp chí THE (Times Higher Education) hôm nay vừa công bố Xếp hạng các trường Đại học thế giới 2014-2015, bảng xếp hạng lần thứ 11.

 Times%20Higher%20Education.jpg

 

Có lên, có xuống

 

California Institute of Technology vẫn chứng tỏ được vị trí bất bại khi tiếp tục giữ xếp hạng đầu bảng sau 4 năm liên tục trên bảng xếp hạng. Harvard về nhì, trong khi đó Oxford từ đồng hạng hai của ở năm ngoái đã tuột xuống vị trí thứ ba. Đại học Stanford nắm thứ hạng kế tiếp (hạng 4) và hạng 5 thuộc về Đại học Cambridge (tặng 2 hạng so với năm trước).

 

Theo kết quả bảng xếp hạng năm nay, Mỹ tiếp tục thống trị bảng xếp hạng, chiếm 7 trên 10 vị trí thuộc top 10 danh giá, và 15 trên top 20. Tuy nhiên, về toàn cảnh thì các trường Đại học của Mỹ lại có sự “xuống sức” nhất định. Tổng cộng, quốc gia này có 74 trường vào top 200, giảm 3 trường so với năm ngoái. Một số tên tuổi “khổng lồ” khác cũng có ít nhiều thay đổi là Massachusetts Institute of Technology giảm một hạng (còn hạng 6), Đại học Princeton cũng tuột một hạng (giữ vị trí thứ 7), kế đó là Đại học California, Berkeley (hạng 8) và Imperial College London cùng Yale University (đồng hạng 9), hoàn thành danh sách 10 trường hàng đầu thế giới. Đại học Chicago năm nay đã không còn có mặt trong top 10 khi nắm giữ thứ hạng 11.

 

Năm nay, 3 trường Đại học của Vương quốc Anh đã không trụ được trong top 200 là University of Reading (hạng194 hồi năm ngoái), University of Dundee (hạng196 hồi năm ngoái) và Newcastle University (hạng 198 hồi năm ngoái). Bù lại, năm nay nước này lại được đón một “hậu bối” mới toanh lọt vào top 200 là St George’s University of London.

 

Các quốc gia châu Âu khác cũng phải chứng kiến các trường Đại học của mình bị loại ra top 200 là Bỉ (Université Libre de Bruxelles), Ireland (University College Dublin), Pháp (Mines Paris Tech) và Hà Lan (University of Twente).

 

Ngược lại, Đức lại có một năm rất thành công với 12 trường (tặng 2 trường) có mặt trong top 200. Với con số này, Đức là quốc gia chỉ sau Anh và Mỹ có nhiều trường Đại học vào “bảng vàng” nhất. Quốc gia láng giềng của Đức, Thụy Sĩ, thì có 7 trường vào top 200, trong đó Swiss Federal Institute of Technology, Zürich, chiếm vị trí cao nhất của quốc gia này ở hạng 13.

 

Những cái tên tiềm năng

 

Có 11 quốc gia sở hữu duy nhất một đại diện vào top 200, cụ thể là:

  • Áo (University of Vienna, hạng 182),
  • Phần Lan (Helsinki, hạng 103)
  • Israel (Tel Aviv University, hạng 188)
  • Ý (Scuola Normale Superiore di Pisa, hạng 63)
  • New Zealand (University of Auckland, hạng 175)
  • Na Uy (Oslo, hạng 186)
  • Nam Phi (University of Cape Town, hạng 124)
  • Tây Ban Nha (Pompeu Fabra University, hạng 165)
  • Cộng hòa Ireland (Trinity College Dublin, hạng 138)
  • Nga (Moscow State University, hạng 196)
  • Đài Loan (National Taiwan University, hạng 155).

 

Ngoài ra cũng có nhiều đất nước không có đại diện vào top 200, nhưng lại có mặt ở “hạng mục” 200-400, đó là Brazil, Chile, Colombia, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Iceland, Ấn độ, Iran, Macau, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Thái Lan. 

 

Các chuyên gia nói gì?

 

Times Higher Education World University Rankings (được cung cấp bởi Thomson Reuters) là một bảng xếp hạng có tính cạnh tranh nhất, sử dụng đến 13 tiêu chí đánh giá, trong đó có nghiên cứu, chuyển đổi kiến thức, “diện mạo” quốc tế và môi trường đào tạo. Hiện giờ, bảng xếp hạng THE được cả giới học thuật lẫn công chúng sử dụng như một công cụ đánh giá uy tín các trường Đại học. Cùng lắng nghe các chuyên gia nói gì về kết quả năm nay:

 

Phil Baty, biên tập viên của bảng xếp hạng Times Higher Education nói: “Các trường Đại học hàng đầu Đông Á đang tiếp tục tiến lên trên bảng xếp hạng nhờ vào sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ chính phủ, sự lãnh đạo mạnh mẽ và sự cam kết vì một môi trường học tập và nghiên cứu vượt trội. Chúng ta giờ đã có 2 trường Đại học châu Á lần đầu tiên lọt vào top 25 của thế giới, với 8 trường nằm trong hoặc rất gần với top 50, 24 trường trong top 200 – tăng 4 trường so với năm ngoái. Cùng lúc đó, các trường Đại học ở phương Tây (nhiều trường hợp đang bị thiếu thốn hỗ trợ quỹ công) lại đang mất điểm…”

 

Nói về kết quả của Vương quốc Anh, cụ thể là của Scotland, Giám đốc Viện Chính sách Giáo dục Đại học, ông Nick Hillman, cho ý kiến: “Trong khi vị thế của Vương quốc Anh trên bảng xếp hạng giáo dục đại học toàn cầu có sự suy giảm thì Scotland lại có một năm rất mạnh. Các cơ sở đào tạo hàng đầu ở đây như Edinburgh, Glasgow, St Andrews và Aberdeen đều đã có những tăng trưởng trong năm qua. Hiện giờ, Scotland đã có 2 trường lọt vào top 100 và 4 vào top 200 – nhiều hơn Trung Quốc.”

 

“Highlight” về kết quả năm nay

  • California Institute of Technology tiếp tục giữ vị trí số một lần thứ 4 liên tiếp, trên cả Harvard (hạng nhì) và Oxford (hạng ba).
  • London là nơi tập trung nhiều trường Đại học hàng đầu thế giới – với tổng cộng 4 trường có mặt trong top 40 – nhiều hơn bất cứ thành phố nào khác trên thế giới – và 7 trường có mặt trong top 200.
  • Châu Á có 24 Đại học trong top 200 thế giới, tăng 4 trường so với năm ngoái. Hiện đã có 2 trường Đại học châu Á lọt được vào top 25 thế giới (Tokyo University và National University of Singapore) và 6 trường lọt vào top 50 thế giới.
  • Đức tăng thêm 2 trường vào top 200 – vượt trên cả Hà Lan.
  • Brazil tiếp tục đứng ngoài top 200, nhưng trường Đại học São Paulo vẫn đang trên đà “ghi điểm”
  • Top 200 giờ đã có mặt 28 quốc gia (tăng 2 quốc gia) với hai anh tài mới nổi là Ý và Nga. 

 

Nguồn: News Go

Share.

Leave A Reply