Những hiểu lầm phổ biến về du học

0

SSDH – Bài viết dưới đây đúng với nhiều người nhưng không đúng với tất cả. Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi xem những suy nghĩ vốn có của bạn về du học có đúng không nhé.

1. MUỐN HỌC BỔNG PHẢI CÓ THÀNH TÍCH KHỦNG?
Nó không sai, nhưng cũng không hẳn là đúng. Muốn có học bổng danh tiếng, học bổng cao thì đúng là phải có 1 chiếc profile siêu khủng. Nhưng, có rất nhiều trường/ tổ chức cung cấp đủ các thể loại học bổng: bán phần, 100%, tiền mặt, hỗ trợ sinh hoạt phí,… Và có nhiều trường tầm trung/ khá họ không yêu cầu 1 chiếc profile xịn, vấn đề là các bạn phải chịu khó, tìm ra được những trường như vậy. Các bạn cũng đừng nghĩ rằng: ét ô ét, trường tầm trung/ khá thì apply làm gì. Mình không đồng ý với quan điểm này, đối với mình trường top không hẳn đã tốt, trường phù hợp với mình mới là tốt. Và những suất học bổng này vẫn là 1 điểm sáng trong profile của các bạn.
Mình có quen 1 bạn GPA 2.8 nhưng vẫn được học bổng thạc sĩ của APU (top 30 Nhật)
Trường mình, TIU, rank 128 Nhật (thuộc hàng khá, vì Nhật có gần 800 trường), để được học bổng 80 – 100% thì thường có profile như sau: GPA trên 9, IELTS trên 7, 3 hoạt động ngoại khoá nổi bât, thư giới thiệu ok, bài luận tốt. Profile này có thể là cao so với các bạn ở tình lẻ nhưng nó là bình thường đối với các bạn học chuyên hoặc ở thành phố lớn.
2. PHỤ THUỘC VÀO MENTOR VÀ NGƯỜI KHÁC
Nhiều bạn bạn vui tính đã hỏi mình:
– Chị ơi, khoá học của anh chị mentor có cam kết đầu ra không ạ?
Mình: “????” Việc nhờ mentor cũng giống như việc đi học ngày xưa, cùng 1 cô, 1 thầy nhưng trong lớp có bạn giỏi hơn, có bạn kém hơn. Thầy cô ra sức dạy và học sinh không ra sức học thì … chịu :)) Mentor cũng thế, họ chỉ là người hướng dẫn, và giúp các bạn đạt được mục tiêu phù hợp với năng lực. Mình trước kia cũng vậy. mình đặt ra mục tiêu, và các anh chị scholarship hunter đã giúp mình đạt được mục tiêu đó.
Tiếp đến, là những câu hỏi mang tính chất há miệng chờ sung:
– Apply trường này thì cần những thủ tục gì nhỉ?
– Bao giờ Vin mở đợt tuyển sinh?
– Thông tin của trường abc ở đâu ạ?
– Học bổng abc có ngành xyz không chị?
– Em chưa tìm hiểu gì về du học, chị có thể cho em biết làm thế nào để xin học bổng không ạ?
Hôm nào dễ tính, mình vẫn lần thông tin giúp các bạn, có những lần, thức đến nửa đêm lần lòi 2 con mắt mới thấy, còn hôm nào mệt thì mình không lần hộ. Vẫn là lời khuyên muôn thưở: tự lần, đọc hết tin trên web trường, bao giờ đọc hết mà không ra thì mới cần đi hỏi.
3. KHÔNG CÓ CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG PROFILE
Khi viết văn, thầy cô thường yêu cầu các bạn viết dàn ý để đảm bảo các bạn sẽ viết đủ ý và theo đúng trình tự, đạt được kết quả tốt nhất. Nhưng nhiều bạn bỏ qua bước này, nhiều khi viết thiếu/ sai phài viết lại từ đầu. Xin học bổng cũng tương tự. Thực ra, nhiều khi không cần chiến lược, nhưng nếu có, nó sẽ khiến các bạn dễ đạt được mục tiêu hơn.
Nhiều bạn không có chiến lược nên tham gia hoạt động ngoại khóa máu lửa quá, và không có tính liên kết.
Ví dụ bạn A: HSG tỉnh tiếng Anh, clb tiếng Anh, Trường Teen, Hùng biện khu vực miền Bắc, dự án dạy tiếng Anh cho trẻ em
bạn B: Hội khoẻ phù Đổng Quốc Gia, câu lạc bộ nhiếp ảnh/ truyền thông/ bóng đá, khoa học kỹ thuật tỉnh, giải bơi lội thành phố
Bạn sẽ đánh giá bạn nào cao hơn?
(Xin học bổng đại học, thạc sĩ đều có lộ trình, mình để phía dưới. Lộ trình này không thể áp dụng cho tất cả, các bạn tham khảo.)
4. ĐƯỢC XOÃ?
Ra nước ngoài sống 1 mình, không ai quản, chuẩn bị đắm chìm trong sự tự do này,… là điều mà nhiều người mong muốn. Tuy nhiên, “vấn đề và áp lực” luôn là 2 tệp đính kèm của sự trưởng thành. Sau khi kết thúc quá trình apply, các bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm, ngỡ tưởng giai đoạn khó khăn nhất đã qua, nhưng đây mới chỉ là khởi đầu cho những tháng ngày chiến đầu ở nước ngoài. Trước tiên là mặt học hành, vào trường, chả ai quan tâm đến cái bằng ielts 8 chấm hay tiếng Đức C1 cả, không hiểu được ngôn ngữ chuyên ngành, không tranh luận được với các bạn thì điểm thấp, thế thôi. Về mặt cuộc sống, ở nhà có bố mẹ chăm bẵm, thủ tục giấy tờ bố mẹ lo, ra nước ngoài, đi làm giấy tờ thốn đến tận rốn vì có những loại ở VN không có, nghe người ta giải thích cũng không hiểu gì. Mọi người vẫn được tiệc tùng và quẩy theo ý muốn nhưng cũng có nhiều vấn đề hơn. Thế mấy bạn học giỏi có áp lực gì không? Có chứ, giỏi bao nhiêu năm mà đột nhiên có nhiều đứa giỏi hơn mình thì cay cú lắm, hoặc cứ ngỡ mình ok mà đến lúc học không hiểu gì là đả kick lắm. Đương nhiên, mọi người có nhiều cơ hội tiệc tùng, quẩy nhiều hơn nhưng áp lực và vấn đề thì luôn tồn tại, thế nên không thể nói là “được xoã” được.
Mình năm nhất học Statistics của 1 giáo sư người Nga. Vào lớp nghe accent của thầy xong đơ luôn. Mình chưa từng học SAT nên mấy công thức thầy giảng bằng tiếng Anh chả hiểu gì. Nghe rõ được đúng 2 câu “hello, welcome to my class” và “thank you”. Thế là đâm đầu vào học => hết xoã. Xong thỉnh thoảng đi làm giấy tờ, có những loại ở VN không có và mình cũng chẳng biết dịch ra tiếng Việt nó là gì.
5. ẢO TƯỞNG VỀ NHỮNG CÔNG VIỆC TRONG MƠ
Xin việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng của bản thân, nhu cầu việc làm tại đất nước đó,… Nếu bạn thực sự giỏi trong lĩnh vực mà bạn học thì không có gì để nói, có khi người ta mời đến làm. Còn nếu không giỏi thì có thể vẫn xin đúng ngành, cũng có thể làm trái ngành, hoặc chấp nhận làm công việc tay chân mà mình không mong muốn.
Chi bạn mình học Sư phạm nhưng Nhật chỉ tuyển giáo viên bản địa, thế là chị xin vào làm cho công ty kim chi. Hàng ngày đúng làm việc trong nhiệt độ 3,4 độ C, bốc kim chi cho vào túi, quấn logo lên hộp kimchi. Trường hợp này là do nhu cầu/ tính chất công việc tại Nhật. Lại 1 chị khác, tốt nghiệp marketing ở 1 đại học ở Canada, hiện làm trong quan bánh mỳ. Cái này, chị tự nhận là do chị không giỏi bằng người ta. Tiếp đến, 2 công việc phổ biến ở Nhật là săn đầu người và môi giới bất động sản, nhưng các anh chị làm trong 2 nghề này thường học những ngành khác nhau, sau khi vào công ty mới được đào tào lại. Cái này là trái ngành.
Vậy tại sao nhiều người vẫn chọn ở lại dù không có công việc trong mơ? Vì tiền. Công việc vất vả nhưng lương vẫn cao hơn VN và nhiều bạn mong muốn làm vài năm để thu hồi vốn.
Kết: Chúc các bạn luôn thành công với con đường mình chọn.
SSDH (tác giả Mây Kiều – scholarship hunter)
Share.

Leave A Reply