Những lưu ý du học sinh cần biết về chuyển tiền sinh hoạt phí

0

Sẵn sàng du học – Hiện nay, công dân Việt Nam đang học tập tại nước ngoài, điều này khiến nhu cầu chuyển tiền quốc tế của các vị phụ huynh cho con đóng tiền học và sinh hoạt phí là không nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định của pháp luật về thủ tục và hạn mức chuyển tiền.

1. Để chuyển tiền du học cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Khách hàng cần chuẩn bị đủ giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, visa còn hiệu lực của du học sinh, chứng từ chứng minh học phí, sinh hoạt phí…

Theo đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), hiện tại dịch vụ chuyển tiền cho du học sinh quốc tế đã trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên du học sinh hay phụ huynh cần chuẩn bị hồ sơ như sau để quá trình giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn.

– Hộ chiếu còn hiệu lực của du học sinh.

– Visa còn hiệu lực của du học sinh hoặc các giấy tờ tương đương visa của du học sinh còn hiệu lực.

– Chứng từ chứng minh mức học phí, sinh hoạt phí có tên du học sinh theo giấy thông báo của cơ sở đào tạo. Trường hợp cơ sở đào tạo không thông báo cụ thể mức sinh hoạt phí, phụ huynh phải cung cấp thêm các giấy tờ chứng minh đang học tập ở cơ sở đào tạo nước ngoài và sẽ được chuyển theo hạn mức tùy quốc gia.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân của người chuyển tiền và du học sinh.

Hiện tại dịch vụ chuyển tiền cho du học sinh quốc tế đã trở nên thuận tiện hơn.

Hiện tại dịch vụ chuyển tiền cho du học sinh quốc tế đã trở nên thuận tiện hơn.

2. Dịch vụ chuyển tiền nên lựa chọn

Hiện nay, trên thị trường có nhiều tổ chức nhận chuyển tiền quốc tế nhưng không phải tổ chức nào cũng hợp pháp và uy tín. Rất nhiều trường hợp phụ huynh vì không nắm rõ thông tin đã bị các tổ chức này lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Để tránh trường hợp này, các phụ huynh cần lưu ý lựa chọn các tổ chức hợp pháp (tốt nhất là các ngân hàng uy tín), có mạng lưới rộng khắp tiện cho cả việc gửi và nhận tiền, ngoài ra thủ tục và mức phí cũng là nhưng vẫn đề cần quan tâm.

3. Chia sẻ kinh nghiệm của du học sinh khi chuyển phí sinh hoạt

Những lưu ý khi chuyển sinh hoạt phí không gì đáng quý hơn những chia sẻ của các bạn du học sinh đã và đang du học. Các bạn sẽ đưa và những câu hỏi cực kỳ sát sườn mà các bạn du học sinh muốn gửi học phí mắc phải và các bạn sẽ nhận được những chia sẻ hữu ích dành cho bản thân mình.

Câu hỏi 1: "Cho mình hỏi bình thường các bạn chuyển tiền học phí và sinh hoạt phí thường chuyển qua ngân hàng nào? Nên chuyển bằng hình thức nào là nhanh và chi phí rẻ nhất ạ?"

Các câu trả lời

– Ở Viêt Nam thì HSBC, còn ở UK thì cứ ngân hàng của truờng đang dùng mà gửi (nhớ làm theo chỉ dẫn).

Câu hỏi 2: “Chuyển tiền sinh hoạt phí từ VN sang UK ngoài ngân hàng thì cần những giấy tờ gì nhỉ? Có bắt buộc phải là ba mẹ chuyển không?

– Không nhất thiết là ba mẹ. Có thể là chị em anh gì đó. Đem theo hộ khẩu hoac khai sinh của 2 người. Với giấy tờ việc học của mình.

– Bạn ra ngân hàng gửi vừa an tâm, bảo đảm vùa nhanh gọn. Mình khuyên bạn nên dùng ngân hàng mà hồi trước bạn chuyển học phí cho trường, vì đỡ mắc công giấy tờ hơn…

Các phụ huynh cần lưu ý lựa chọn các tổ chức hợp pháp

Các phụ huynh cần lưu ý lựa chọn các tổ chức hợp pháp

Câu hỏi 3: Em đang tính chuyển tiền học và sinh hoạt phí sang UK trong 1 lần thôi để đỡ mất công bố mẹ gửi nhiều lần. Liệu em gửi 1 lúc hơn 10.000 bảng thì có sao không hay nên chia nhỏ rồi gửi ạ? Và nếu gửi thì nên gửi qua trung gian hay gửi qua ngân hàng ạ?

– Gửi nhiều thế thì nên ra ngân hàng bạn ạ. Hôm trước mình gửi 15.000 bảng ở Vietcombank hết có 1 triệu 3 phí.

– Gửi qua trung gian thì lại không mất phí và được thêm bonus.

– Nếu bạn không có giấy tờ chứng minh được quan hệ ruột thịt giữa bố mẹ bạn là người gửi tiền và bạn là người nhận tiền ở ngân hàng thì chỉ được gửi tối đa 12.000 bảng. Còn có giấy khai sinh, CMND, hộ chiếu để chứng mình thì gửi dễ  hơn nhé!

– Kinh nghiệm của mình là gửi qua ngân hàng, mặc dù bạn mất phí, không được bonus, nhưng phí không nhiều lại an toàn và không bị kiểm tra, cũng như không bị nghi là rửa tiền. Chuyển qua ngân hàng thường có reference rõ ràng là "sinh hoạt phí" hoặc "học phí".

– Phí sẽ tính trên số tiền bạn chuyển, nên kinh nghiệm của mình là cầm 1 phần tiền mặt qua rồi tự đưa tiền mặt vào tài khoản ngân hàng. Số ngoại tệ bạn có thể đem xuất cảnh lớn nhất là 5000 USD khoảng £4000. Trước đây mình chuyển qua Viettinbank.

– Theo qui định của ngân hàng Việt Nam thì số tiền được gửi qua ngân hàng = tổng số tiền sinh hoạt phí ghi trên thẻ. Ví dụ: 1265×9 tháng nếu ở London. Bạn có thể gửi 1 hoặc nhiều lần không vấn đề. khi hết số tiền qui định họ sẽ không cho gửi nữa. Còn gửi nhiều lần hay 1 lần họ cũng chỉ hỏi thôi, không vấn đề. Tuỳ nhu cầu mà gửi, bản thân mình thích gửi ngân hàng.

Gửi qua ngân hàng là một trong những hình thức gửi anh toàn nhất

Gửi qua ngân hàng là một trong những hình thức gửi anh toàn nhất

Câu hỏi 4: Mọi người cho em hỏi chính xác là theo quy định của ngân hàng nhà nước 1 năm gia đình dc gửi du học sinh bao nhiêu tiền sinh hoạt phí ạ? Có quy định đấy không ạ? Có phải là 5000/7000 đô không? Hay cái khoản đấy chỉ là khoản tiền được mang ra nước ngoài mà không cần khai báo?

– Có thông báo sinh hoạt phí của trường thì gửi tối đa bằng số tiền trên thông báo. Nếu không có thì gửi khoảng $7,000 đến $10,000 một năm tùy ngân hàng. Bạn muốn gửi nhiều thì đến các ngân hàng khác nhau để gửi vì giữa các ngân hàng ko có hệ thống chung để theo dõi việc chuyển tiền của khách hàng và tất nhiên là cũng không báo cáo NHNN về việc cá nhân nào đã chuyển bao nhiêu tiền.

– Bạn có thể chuyển bao nhiên tiền qua ngân hàng thì tuỳ bạn nhưng phải chứng minh nguồn gốc số tiền và mục đích tiêu xài hợp lí.

Câu hỏi 5: Chuyện về tiền sinh hoạt do bố mẹ từ VN gửi qua. Mình nên lập 1 tài khoản ngân hàng ở UK rồi bố mẹ mình gửi vào tài khoản đó, hay là làm dạng thẻ tín dụng có hạn ngạch từ VN và đem thẻ đó sang UK sử dụng, bố mẹ bên đây sẽ thanh toán khi mình xài hết hạn ngạch đó.

– Hồi đi mình làm thế này:

1. Cầm theo một ít tiền mặt bằng Bảng Anh

2. Làm thẻ mẹ – con ở Việt Nam phòng trường hợp mới sang cần phải chi tiêu (khi đã hết tiền mặt và chưa lập được tài khoản bên Anh). Tuy nhiên thẻ này chỉ dùng khi cần thôi vì mình nhớ là bị mất phí cũng nhiều.

– Sang đây nhập học rồi xin trường thư đi mở thẻ bank ở UK. Bố mẹ cần gửi bảng sang thì có dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng lắm.

– Mang theo 1 ít tiền mặt sang dùng trong khoảng 1 tháng đầu. Mở thẻ ngân hàng bên này nhanh nhất cũng phải 2-3 tuần đấy. Sau đó bạn có thể dùng dịch vụ chuyển tiền của các bạn dhs bên này hoặc bố mẹ gửi trực tiếp thông qua ngân hàng ở VN nhé. Thủ tục gửi qua ngân hàng cũng đơn giản thôi, chỉ cần photo các giấy tờ chứng minh bạn đang học bên này là được (passport, BRP, CAS..). Nhà tớ hay gửi Vietcombank, phí cũng tầm 600 700 nghìn VNĐ thôi, nhưng an toàn, ở Việt Nam vừa gửi là tiền vào tk bên này luôn .

Câu hỏi 6: Cả nhà ơi, cho em hỏi chút. Tình hình là nếu đem thẻ ANZ và HSBC theo thì bên UK có dùng được không nhỉ? Papa em cứ nằn nặc bắt đem theo thẻ vì sợ mốt chuyển tiền sinh hoạt phí vô tài khoản ở UK bị ngân hàng "hành" này nọ?”

– Dùng được chứ sao không mất phí 3% chênh lệch tỉ giá và 1 số phí lằng nhằng! bạn làm thẻ master card bên HSBC! tiện mà bố mẹ thanh toán ở nhà luôn, bố mẹ thẻ chính, mình thẻ phụ! tiêu 1 tháng bao nhêu bố mẹ trả tiền đỡ phải gửi.

 – 1 lời khuyên là bạn chỉ nên làm thẻ để backup cho trường hợp khẩn cấp, chứ đừng có xài nha. Cứ mang tiền qua UK, tạo tài khoản, rồi khi nào thấy còn ít tiền (khoảng 1 vài trăm) thì gọi điện thoại về kêu gia đình chuyển. Mình trước giờ chuyển hoài mà có bị ngân hàng nào “hành” đâu.

– Thẻ chỉ dùng trong thời gian đầu thôi, sau đó mình có tài khoản cá nhân thì bảo bố mẹ chuyển tiền sang cho. Nếu làm thẻ thì các anh chị ý hay làm thẻ của HSBC. Nhưng vẫn phải thế chấp 1 khoản mà, cuối tháng bố mẹ đem trả ngân hàng sau. Làm thẻ chính thẻ phụ là ok đấy. Còn nếu rút tiền mặt thì nó tính 4%, nên đừng dại gì mà đem thẻ đi để rút tiền mặt.

Khánh Ngọc (SSDH)

Share.

Leave A Reply