Rèn luyện tư duy phản biện qua 10 cuốn sách sau đây (Phần 1)

0

SSDH – Chìa khóa để trở thành một người có tư duy phản biện tốt chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải đánh giá trung thực những điều trước đây bạn nghĩ là đúng, cũng như quá trình suy nghĩ đã dẫn bạn tới những kết luận đó. Nếu bạn không có những lý lẽ hợp lý, hoặc nếu suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và cảm xúc, thì lúc đó hãy cân nhắc sử dụng tư duy phản biện! Hãy cùng SSDH khám phá các cuốn sách có thể nói là hay nhất về tư duy phản biện thông qua bài viết này nhé.

Xem thêm:

5 cuốn sách giúp bạn phát triển bản thân 

Top 15 cuốn sách bạn nên đọc khi còn trẻ

1. Tư duy phản biện (The Unlimited Mind: Master Critical Thinking) – Zoe McKey (2018)
Tư duy phản biện là chìa khóa để bạn thoát khỏi những lối mòn trong suy nghĩ, giúp bạn giải quyết các vấn đề khó khăn một cách sáng tạo và hiệu quả hơn. Cuốn sách “Tư duy phản biện” được viết bởi chuyên gia đào tạo Zoe McKey sẽ giúp bạn khai phá được sức mạnh trí óc của mình. Tác phẩm chứa đựng những bí quyết và chiến lược của các cá nhân thành công nhất, giúp người đọc có thể:

  • Khám phá chiều sâu tư duy
  • Đánh thức trí sáng tạo
  • Nắm bắt được cơ hội
  • Không ngại mơ ước
  • Vượt qua sự lo lắng
  • Quản lí thời gian hiệu quả

Đọc xong tác phẩm, trực giác của bạn sẽ được mài sắc một cách rõ rệt, nhờ vậy khả năng đánh giá và đưa ra quyết định cũng được cải thiện, giúp bạn tự tin hơn trong mọi hành động. Nếu đủ động lực để thực hành các phương pháp trong “Tư duy phản biện”, bạn sẽ học được một lối tư duy có định hướng, tập trung, kỉ luật và tự chủ. Bạn sẽ biết cách phân tích các tình huống từ nhiều góc độ khác nhau, không vội vàng đưa ra những kết luận sai lầm và chủ quan, có cái nhìn đúng đắn hơn với các hiện tượng trong cuộc sống, và không còn phải hối tiếc với các quyết định và hành xử của mình.

2. Rèn luyện tư duy phản biện (Neuroscience and critical thinking) – Albert Rutherford (2020)

Như bạn có thể thấy, chìa khóa để trở thành một người có tư duy phản biện tốt chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải đánh giá trung thực những điều trước đây bạn nghĩ là đúng, cũng như quá trình suy nghĩ đã dẫn bạn tới những kết luận đó. Nếu bạn không có những lý lẽ hợp lý, hoặc nếu suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và cảm xúc, thì lúc đó hãy cân nhắc sử dụng tư duy phản biện! Bạn cần phải nhận ra được rằng con người, kể từ khi sinh ra, rất giỏi việc đưa ra những lý do lý giải cho những suy nghĩ khiếm khuyết của mình. Nếu bạn đang có những kết luận sai lệch này thì có một sự thật là những đức tin của bạn thường mâu thuẫn với nhau và đó thường là kết quả của thiên kiến xác nhận, nhưng nếu bạn biết điều này, thì bạn đã tiến gần hơn tới sự thật rồi!

Những người tư duy phản biện cũng biết rằng họ cần thu thập những ý tưởng và đức tin của mọi người. Tư duy phản biện không thể tự nhiên mà có. Những người khác có thể đưa ra những góc nhìn khác mà bạn có thể chưa bao giờ nghĩ tới, và họ có thể chỉ ra những lỗ hổng trong logic của bạn mà bạn đã hoàn toàn bỏ qua. Bạn không cần phải hoàn toàn đồng ý với ý kiến của những người khác, bởi vì điều này cũng có thể dẫn tới những vấn đề liên quan đến thiên kiến, nhưng một cuộc thảo luận phản biện là một bài tập tư duy cực kỳ hiệu quả.

Việc lắng nghe những ý kiến của người khác cũng có thể giúp bạn nhận ra rằng phạm vi tri thức của bạn không phải là vô hạn. Không ai có thể biết hết tất cả mọi thứ. Nhưng với việc chia sẻ và đánh giá phê bình kiến thức, chúng ta có thể mở rộng tâm trí. Nếu điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái, không sao cả. Trên thực tế, bước ra ngoài vùng an toàn là một điều quan trọng để mở rộng niềm tin và suy nghĩ của bạn. Tư duy phản biện không phải là chỉ biết vài thứ, và chắc chắn không phải việc xác nhận những điều bạn đã biết. Thay vào đó, nó xoay quanh việc tìm kiếm sự thật – và biến chúng trở thành thứ bạn biết.

3. Kỹ năng tư duy phản biện của người Nhật – Kanagawa Akinori (2019)
Tác giả Kanagawa Akinori là người đã sáng tác quyển sách Kỹ năng tư duy phản biện của người Nhật giúp bạn có cái nhìn mới lạ trong tư duy. Bạn luôn có nghi ngờ về những gì mình trình bày không biết là đúng hay sai. Nhưng thông qua cuốn sách này sẽ giúp bạn học tập thêm những kỹ năng, tư duy phản biện tốt của người Nhật. Thông thường khi bắt tay vào làm một việc bất kì, bạn sẽ làm gì đầu tiên? Tìm hiểu, lên kế hoạch kỹ càng trước hay hành động trước rồi trong quá trình làm thì bổ sung kiến thức sau?

Kỹ năng tư duy phản biện của người Nhật cung cấp cho bạn một phương pháp tư duy mới lạ. Ban đầu, có thể bạn sẽ nghi ngờ những gì được đề cập tới, nhưng bằng kinh nghiệm của chính mình, tác giả Kanagawa Akinori sẽ giúp bạn:

Đưa ra kết quả nhanh nhất với “suy nghĩ tinh ngược”
Mở rộng khả năng tiếp nhận kiến thức vô hạn bằng suy nghĩ phép nhân
Tạo thói quen đặt câu hỏi và có được tầm nhìn khách quan.
Thay đổi quá trình tư duy của bản thân, từ đó tạo nên thành công đột phá trong công việc và cuộc sống.

4. Phi lý trí (Predictably Irrational) – Dan Ariely (2018)

Là một trong những cuốn sách của Dan Ariely là một cuốn sách đặc biệt hấp dẫn và đầy cảm hứng. Nó buộc người đọc phải suy nghĩ kỹ hơn về tất cả những hành vi, những sai lầm của mình để sống hợp lý và tốt đẹp hơn.

Đây là một trong những cuốn sách theo kiểu “cầm lên là đọc liền một mạch cho đến hết” của tôi. Nói như thế là để mô tả cho độ hút của cuốn sách này. Tôi thật sự rất ấn tượng về nội dung của cuốn sách, và có lẽ phải xếp nó vào loại sách “Tâm lý” thì sẽ chính xác hơn, theo tôi:). Tôi định viết một bài cảm nhận thật dài cho cuốn sách này nhưng để tiết kiệm thời gian, đồng thời cũng giới thiệu đầy đủ, trọn vẹn đến bạn đọc hơn, tôi xin trích một bài viết về cuốn sách này mà tôi thấy rất hay, rất chính xác về những thông điệp từ cuốn sách. Mong bạn đọc sẽ thích thú khi đọc cuốn sách này.

Tại sao chúng ta luôn tự hứa là sẽ ăn kiêng để rồi ý nghĩ ấy vụt biến ngay khi chiếc xe chở đồ tráng miệng đi qua? Tại sao đôi khi chúng ta hào hứng mua sắm những thứ không thật sự cần đến? Tại sao chúng ta vẫn cảm thấy đau đầu sau khi dùng loại aspirin có giá 1 xu nhưng cơn đau đầu ấy lại biến mất nếu thuốc đó đắt gấp 50 lần? Tại sao những tín đồ được yêu cầu nhớ lại Mười điều răn của Chúa có xu hướng thành thật (ít nhất là ngay sau đó) hơn những người không được yêu cầu làm vậy? Hoặc tại sao các quy tắc danh dự lại làm tăng mức độ gian lận nơi công sở? Khi đọc tới những trang cuối của cuốn sách này, bạn sẽ có câu trả lời cho các câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác ‒ những câu hỏi có ý nghĩa nhất định đối với cuộc sống, công việc kinh doanh và thế giới quan của bạn.

5. Tư duy nhanh và chậm (Thinking, Fast and Slow) – Daniel Kahneman (2018)

Trong cuộc sống, dù bạn có cẩn trọng đến mức nào thì vẫn có những lúc bạn đưa ra những quyết định dựa trên cảm tình chủ quan của mình. Thinking fast and slow, cuốn sách nổi tiếng tổng hợp tất cả nghiên cứu được tiến hành qua nhiều thập kỷ của nhà tâm lý học từng đạt giải Nobel Kinh tế Daniel Kahneman sẽ cho bạn thấy những sư hợp lý và phi lý trong tư duy bản thân. Cuốn sách được đánh giá là “kiệt tác” trong việc thay đổi hành vi của con người, Thinking fast and slow đã giành được vô số giải thưởng danh giá, lọt vào Top 11 cuốn sách kinh doanh hấp dẫn nhất năm 2011. Cuốn sách được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản vào Quý I năm nay. Thinking fast and slow dù là cuốn sách có tính hàn lâm cao nhưng được truyền tải một cách vui nhộn và dễ hiểu, hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều kiến thức mới mẻ, bổ ích.

Thinking fast and slow sẽ đưa ra và lý giải hai hệ thống tư duy tác động đến con đường nhận thức của bạn. Kahneman gọi đó là: hệ thống 1 và hệ thống 2. Hệ thống 1, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức. Hệ thống 2, còn gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi ít nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic có tính toán và ý thức. Trong một loạt thí nghiệm tâm lý mang tính tiên phong, Kahneman và Tversky chứng minh rằng, con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là ghĩ chậm. Phần lớn nội dung của cuốn sách chỉ ra những sai lầm của con người khi suy nghĩ theo hệ thống 1. Kahneman chứng minh rằng chúng ta tệ hơn những gì chúng ta tưởng: đó là chúng ta không biết những gì chúng ta không biết!

Thinking fast and slow đáp ứng hai tiêu chí của một cuốn sách hay, thứ nhất nó thách thức quan điểm của người đọc, thứ hai, nó không phải là những trang sách với những con chữ khô cứng mà vô cùng vui nhộn và hấp dẫn. Không nghi ngờ gì nữa, đây là cuốn sách hàn lâm dành cho tất cả mọi người!

SSDH (nguồn: toplist)

 

Share.

Leave A Reply