Study permit của bạn có cho phép bạn làm việc hợp pháp tại Canada không?

0

Sẵn sàng du học – Là du học sinh (DHS), ai cũng muốn được đi làm thêm, bỏ qua chuyện kiếm tiền tiêu vặt hay đỡ một phần chi phí, việc đi làm thêm sẽ giúp có được những kinh nghiệm cũng như những va chạm cần thiết đối với một môi trường mới với nhiều khác biệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được những quy định trên study permit liên quan tới việc làm thêm. Dưới đây là các thông tin quan trọng:

1. Các loại giấy phép làm việc dành cho du học sinh (DHS):

* Co-op work permit: được cấp để DHS làm việc full-time như một phần của chương trình học tại một employer có thoả thuận và được chỉ định bởi một designated learning institution (DLI),

* Off-campus work permit: hiện nay một số officer ở sân bay vẫn cấp loại work permit này rời (cùng với một study permit không ghi điều kiện về làm việc)

* Study permit với authorization to work conditions (từ Jun 2014)

hoc-chieu-canada

2. Du học sinh chỉ được đi làm khi:

* Study permit VÀ co-op/off-campus work permit còn hạn, Nếu chỉ có study permit thì trên đó phải có 1 trong 3 dòng cho phép làm việc off-campus như sau:

– May accept employment on the campus of the institution at which registered in full-time studies

– May work 20 hrs off-campus or full-time during regular breaks if meeting criteria outlined in section 186(v) of IRPR

– May accept employment on or off campus if meeting eligibility criteria as per R186(f), (v) or (w). Must cease working if no longer meeting these criteria

—> Nếu không có 1 trong 3 dòng này mà bạn sẽ/đã bắt đầu ngay vô khoá chính thì có thể yêu cầu điều chỉnh study permit (1).

* Đang HỌC FULL-TIME tại một DLI (DLI có quyền định nghĩa bao nhiêu giờ/credit trong một thời điểm thì được xem là full-time, thường là 9 credits/semester và 15 hours/week),

* Đã bắt đầu chương trình học academic/vocational/professional training program (hoặc một chương trình dạy nghề (vocational training) ở cấp secondary level CHỈ Ở Quebec). Chương trình học phải kéo dài ít nhất 6 tháng và khi học xong DHS sẽ được cấp degree hoặc diploma hoặc certificate,

* Tuân thủ các điều kiện/hạn chế trên study permit cũng như các điều kiện liên quan tới việc làm thêm (vd như giờ làm không quá 20 giờ/tuần trong “regular academic session”),

* Có Social Insurance Number (SIN)

3. Du học sinh không được đi làm khi:

* Đang học các khoá tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc

* Đang học các khoá chuẩn bị (Toán, Sinh, Hoá…) hoặc các khoá thuộc dạng “general interest) hoặc

* Đang tham gia các chương trình trao đổi sinh viên mà bằng cấp sẽ không được một DLI ở Canada cấp.

4. Các ngành nghề bị cấm: DHS bị cấm tham gia vào một số ngành nghề có ghi rõ trên study permit/work permit.

5. Số giờ được làm việc:

* on-campus: không giới hạn và không cần work permit (hoặc các điều kiện ghi trên study permit)

* 20 giờ/tuần off-campus khi đang tham gia các “regular academic session” và full-time trong các “scheduled breaks”. Mặc dù khái niệm này được hiểu là “nghỉ Hè”, “nghỉ Đông” và “nghỉ reading week” hoặc “nghỉ Xuân”, các DLI có quyền quy định scheduled breaks cho từng chương trình học, ví dụ như một chương trình yêu cầu sinh viên học luôn cả mùa hè thì không thể coi mùa hè đó là “scheduled break” được.

* full-time đối với co-op work permit CHỈ trong giai đoạn co-operative/practicum của khoá học và tại employer được DLI chỉ định.

6. Tuân thủ các điều kiện/hạn chế trên study permit:

Như đã đề cập trong bài DU HỌC SINH CÓ CẦN TUÂN THỦ CÁC CONDITION TRÊN STUDY PERMIT? (2), DHS cần tuyệt đối tuân thủ các điều kiện/hạn chế trên study permit. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến bất kỳ application nào trong tương lai liên quan đến việc du học, làm việc hay định cư sau này.

Một lần nữa, tôi muốn nhắc lại một điểm là công việc làm thêm, nếu chọn đúng, sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của bất kỳ du học sinh nào!

Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Canada

Share.

Leave A Reply