Toà án Mĩ và các bên liên quan đặt câu hỏi về sự cắt giảm visa du học

0

Sẵn sàng du học – Chính quyền tổng thống Trump đã bị cáo buộc về việc đưa ra “các kết luận đáng nghi ngờ” từ các báo cáo về tình trạng quá hạn visa của Bộ An ninh Nội địa (DHS), nhằm hợp pháp hóa giới hạn nhập cư đối với du học sinh.

history-in-hd-1378266-unsplash

Trump bị buộc tội từ chối du học sinh vì nhiều lí do bao gồm chính sách cấm du lịch gây tranh cãi của mình, áp dụng cho một số quốc gia Trung Đông và châu Á; Trump đã đề xuất ý định hạn chế thời gian lưu trú được ủy quyền đối với du học sinh bằng cách “lùi ngày” thời gian quá hạn visa cho đến ngày visa hết hạn thay vì cho đến khi các cơ quan di trú bắt đầu điều tra.

Đây là điểm mấu chốt vì các hình phạt được đưa ra trên cơ sở thời gian quá hạn thị thực và với sự chậm trễ của DHS thường vượt quá 180 ngày, nhiều du học sinh có thể bị trừng phạt bất công bởi sự thay đổi này.

Kể từ tháng trước, Tổng thống Trump đã gây áp lực nhiều hơn khi buộc Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo và Bộ Tư pháp và An ninh Nội địa phải đề xuất các chính sách nhằm giảm đáng kể số lượng người quá hạn visa ở Mỹ, cùng với đó là chính quyền sẽ cân nhắc tăng giới hạn đi lại đối với những nước có tỉ lệ visa quá hạn cao.

Các quốc gia có tỷ lệ quá hạn visa cao nhất tại thời điểm này bao gồm: Nigeria, Somalia, Chad, Sudan, Togo, Liberia, Eritrea và Sierra Leone.

Một ý kiến phản đối sự thay đổi trong định hướng chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đến từ Stuart Anderson, một cựu nhân viên của Capitol Hill và hiện là giám đốc điều hành của nhóm chuyên gia về thương mại và nhập cư, Quỹ Quốc gia về Chính sách Hoa Kỳ.

Trong một bài viết cho tạp chí Forbes, Anderson đã đưa ra một số nghi vấn về việc các báo cáo quá hạn visa của Bộ An ninh Nội địa dường như bị thao túng để phóng đại tình hình và thúc đẩy một cuộc tranh luận không cân xứng.

Các sai sót khác nhau của các báo cáo quá hạn visa đến từ DHS bao gồm cả sự thật là họ ghi nhận cả những trường hợp rời khỏi Hoa Kỳ không rõ lí do.

Theo Paul Virtue, cựu quan chức của Sở Di trú và Nhập tịch thì điều này có thể vì một số nguyên nhân bao gồm việc các cá nhân đổi sang visa làm việc và không được SEVIS (Hệ thống Thông tin Khách hàng Trao đổi và Sinh viên) ghi nhận. Trích lời DHS, bài báo của Anderson Anderson cho biết hành khách khởi hành từ các sân bay Mĩ không chịu bất kì sự giám sát nào ngoài các bảng kê khai của hãng hàng không.

Anderson lưu ý thêm rằng không có sự phân biệt giữa visa ngắn hạn hay visa dài hạn đối với những visa đã quá hạn, và chính visa dài hạn đã thay đổi bằng cách “điều chỉnh trạng thái thường trú hợp pháp, tự di cư và tử vong,” Anderson đã trích dẫn lại những chia sẻ của nhà nhân khẩu học Robert Warren và nghiên cứu gần đây của ông về các báo cáo của DHS.

Nghiên cứu của Warren nhấn mạnh rằng một nửa trong tổng số 6,19% của tỷ lệ visa quá hạn cho các du học sinh F-1 năm 2016 đến từ những người “có khả năng quá hạn visa” và đối với số người sở hữu visa quá hạn còn lại, DHS tuyên bố rằng có “bằng chứng cho thấy họ không còn có mặt Mĩ.”

Anderson tiếp tục cho rằng chính quyền Trump có chọn lọc nội dung báo cáo của DHS để củng cố chính sách của mình. Ví dụ như việc chính quyền đã không nhận ra rằng tỷ lệ làm việc quá giờ của du học sinh F-1 đã giảm 42% từ năm tài chính 2016 đến năm 2018, giảm từ 6,19% trong năm tài chính 2016 xuống còn 3,59% trong năm tài chính 2018.

Cuối cùng, làm nổi bật cuộc tranh luận là báo cáo được trích dẫn từ Trung tâm Nghiên cứu Di cư (nơi Robert Warren là một thành viên cao cấp) so sánh số lượng người nhập cư không có giấy tờ qua ở lại quá hạn visa với những người vượt biên bất hợp pháp giữa năm 2016-17 với tỉ lệ là 68% – 32%.

Tuy nhiên, Warren khẳng định rằng tỉ lệ ở lại quá hạn visa không thực sự tăng và Anderson lập luận rằng sự khác biệt là do sự suy giảm của việc tiếp nhận nhập biên bất hợp pháp.

Chủ đề về những người ở lại quá hạn visa đã gây tranh cãi kể từ khi một bản tuyên bố chính sách vào tháng 8 năm 2018 của DHS đã bị đưa ra tranh luận tại các tòa án bắt đầu từ tháng 10 năm 2018.

Một nhóm các trường đại học và cao đẳng cho rằng phán quyết này là bất hợp pháp vì “nó được thiết kế có chủ đích để lợi dụng sự quay trở lại của hàng chục ngàn người sở hữu visa du học F, J và M mỗi năm.” Nhờ có phán quyết của tòa án vào ngày 3 tháng 5, DHS không thể thi hành bản tuyên bố trong khi chờ phiên tòa tiếp theo.

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply