Sẵn sàng du học – Bất cứ ai muốn ứng tuyển vào một ngôi trường ở Mỹ đều sẽ nhận được câu hỏi ngắn gọn thì — “ Why this school?” — hay phức tạp hơn một chút là: “Which aspects of this school’s curriculum or undergraduate experience prompt your application?”. Tóm lại, nó chỉ xoay quanh một chủ đề: Đó là lý do bạn lựa chọn ngôi trường này!
Tại sao câu hỏi “Why this school?” lại quan trọng?
Sinh viên thường lấy làm ngạc nhiên khi họ được yêu cầu hãy lập luận để bảo vệ quan điểm chọn trường của mình là phù hợp và đúng đắn; liệu công sức và thời gian họ bỏ ra (để tìm hiểu, ứng tuyển, và trả các khoản phí) đã đủ?
Điều này vẫn còn tùy.
Tỷ lệ chấp nhận sinh viên
Dĩ nhiên, các nhân viên tuyển sinh đều muốn nhận sinh viên ghi danh vào cơ sở giáo dục của họ. Tuy nhiên, tỷ lệ chấp nhận sinh viên là một thành phần quan trọng mà trường sử dụng trong các chiến dịch quảng bá hằng năm và cũng thể hiện được sự uy tín mà mọi người đánh giá về trường; con số này cũng được sử dụng trong cả các bảng xếp hạng nữa. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều sinh viên luôn khao khát đặt chân đến những ngôi trường danh giá, với tỷ lệ chấp nhận thấp không tưởng.
Chứng minh sự yêu thích
Nhìn chung, một ngôi trường càng có sức hấp dẫn với các sinh viên bao nhiêu, thì số lượng tiêu chí dùng để đánh giá các ứng viên càng nhiều.
Các trường đại học muốn biết bạn cần họ đến như thế nào, hay nói cách khác, bạn phải chứng minh sự yêu thích của mình dành cho trường. Những yếu tố khác trong bộ hồ sơ như – điểm số, kết quả bài thi tiêu chuẩn hóa (như ACT, SAT, GRE hay GMAT), hoạt động xã hội, và thư đề cử – đều gần như được đánh giá ngang nhau. Một sinh viên sẽ được chấp nhận nếu truyền tải thành công cho bộ phận tuyển sinh “sự khao khát” của mình với trường.
Sự phù hợp
Câu hỏi “Why this school?” cũng làm bật lên sự phù hợp của một sinh viên với trường. Dĩ nhiên trường sẽ luôn muốn các sinh viên tiếp tục học tại trường và tốt nghiệp đúng hạn. Các trường đại học thường sử dụng tỷ lệ học sinh tiếp tục học ở trường sau năm nhất và tỷ lệ tốt nghiệp như một công cụ marketing. Ngoài ra các bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục cũng sẽ xét đến yếu tố này nữa.
Vậy, đó chính là lý do, vì sao mà câu hỏi “Tại sao” lại quan trọng.
Dù vậy, đa phần các bạn sinh viên đều trả lời câu hỏi này cuối cùng, và ít thể hiện được sự nghiêm túc với nó. Tôi cược rằng tất cả các ứng viên đều dành rất ít thời gian để trả lời câu hỏi này nếu so với thời gian mà họ bỏ ra cho bài luận. Nhưng lưu ý nhé, phần trả lời cho câu hỏi “Tại sao” của bạn vẫn phải đủ hấp dẫn và thuyết phục như tất cả những phần khác.
Phân tích câu trả lời
Dưới đây là một vài ví dụ mẫu để các bạn tham khảo và đánh giá đâu là một câu trả lời tốt cũng như rút kinh nghiệm cho chính bản thân.
Sinh viên 1: Ứng tuyển vào Boston University
I want to study at a reputed university, with a stimulating environment as I have always lived in major cities where I can go to cafes, to hear music, to museums and sports events as part of my everyday life. Boston University has become one of the best in the US; it has top professors and is located in the middle of a historic city, and accessible to everything. It has a strong international relations program which would be perfect for me since I have attended a diverse international school. I noticed all these things when I visited. Given Boston University’s notable reputation and history, I would be excited by the opportunity to attend such a strong and knowledgeable institution . . .
Sinh viên 2: Ứng tuyển vào Northwestern University
The most unique trait of Northwestern University is its focus on undergraduate research. I am very interested in biology and chemistry; I just love working in laboratories. In the “Gymnasium”, the Swiss pre-university school, we were often confronted with a problem that we had to solve in groups. Such problems could be as easy as distinguishing water from ethanol, or as complex as building a hydrogen fuel cell. To find a solution we were given time in our laboratory and could ask for practically anything we needed . . .
A further very good quality of Northwestern University is its rather high rank and great reputation. I seek a good education and definitely appreciate it, if the university I attend is renowned. If I went to a second-rank college I would be better off studying in Switzerland . .
A last point is the location: It’s just great; right next to the lake, in the nice and cosy town of Evanston. You have the advantages of a small town, such as lots of greenery and a quiet environment, and yet Chicago is very close and accessible . . .
Sinh viên 3: Ứng tuyển vào Northwestern University
(Đây là một bạn sinh viên hoàn toàn khác, cũng ứng tuyển vào trường Northwestern University 6 năm sau đó so với bạn sinh viên thứ 2.)
Because I intend to pursue a career in photojournalism, I see the Medill School of Journalism as the Holy Grail of education. Offering the impressive intellectual and technical resources of a prestigious research university, Northwestern would provide me the confidence of knowing that I would be getting the most forward-focused education in journalism…. The quarter system and Medill’s intership requirements create an ideal confluence for exactly that experience . . .
Northwestern has a gorgeous location. When I visited the campus, I was smitten with Evanston’s cozy feel. Although I initially pictured myself in the heart of a city, Evanston eclipsed this vision. The small town environment is comforting without being limiting, offering plenty of cafés, restaurants, and shops to explore . . . Meanwhile, Northwestern’s scenic lakeside location is the perfect retreat for studying or relaxing . . .
Brimming with enthusiasm, Northwestern has infectious school spirit. Because I assume leaving home after eighteen years will be difficult, I count on school pride to bring me a sense of community and belonging. From the famed painted rock to the fountain spewing purple water, the robust loyalty to the university captures my heart . . . In short, Northwestern is my dream school because it embodies everything I value: journalism, incomparable internship opportunities, dance, and an inspiring atmosphere . . .
Sinh viên 4: Ứng tuyển vào New York University
I’m done being a New Yorker born and raised in sheltered suburbia — I’m ready to get slapped in the face by the unforgiving hand of NYC and to become a true Noo Yawk-ah. While not an accurate representation of what all NYU students think, the NYU Secrets Facebook page constantly posts the thoughts of NYU students resenting the bittersweet independence of such a large, non-traditional school, but at the same time falling in love with the knowledgeable and nurturing faculty and classes.
I’m done dancing around on the outskirts of the arena — I’m ready to plop myself right into the frenzied mist of action. No walls insulate NYU from the sprawling labyrinth of NYC, which is ideal for a unique and exciting college experience . . .
Mổ xẻ vấn đề
“Liệu sinh viên 1 có được nhận vào BU?”
Câu trả lời của bạn sinh viên này gần như có thể áp dụng cho bất cứ trường đại học lớn hoặc tầm trung nào ở các vùng đô thị. Vậy liệu tôi, một nhân viên bộ phận tuyển sinh, có thể tin rằng sinh viên này đã lựa chọn trường của tôi sau khi đã nghiên cứu thật cẩn thận? Hoàn toàn không. Hay liệu tôi có nhận ra điểm khác biệt của bạn ấy so với những hồ sơ khác? Câu trả lời vẫn là KHÔNG.
Tại sao?
Sinh viên 1 trả lời quá chung chung: Boston University là ngôi trường danh giá nằm ở một thành phố cổ kính lâu đời, nơi bạn có thể tiếp cận với mọi thứ và là nơi lý tưởng để bạn theo học chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra, sinh viên này chỉ liệt kê những điều mà các nhân viên tuyển sinh đã biết – và chẳng hề độc đáo về BU.
Boston University nhận được khoảng 50,000 hồ sơ ứng tuyển đại học mỗi năm. Nếu bạn phải đọc hàng trăm bài như thế này, liệu bạn có bị thuyết phục và chấp nhận hồ sơ của các sinh viên như thế này?
Vậy sinh viên 2, 3 và 4 thì sao?
Dù những đoạn trích ở trên đã được biên tập đôi chút cho phù hợp về độ dài, nhưng bài luận của họ lại rõ ràng và thuyết phục hơn rất nhiều so với Sinh viên 1. Các sinh viên này đều đã được nhận vào trường mà họ đã ứng tuyển, hãy cùng phân tích để biết lý do tại sao nhé.
Để ý rằng cả 2 ứng viên của trường Northwestern, dù nộp hồ sơ cách nhau 6 năm và đến từ những quốc gia khác nhau, nhưng họ không chỉ đưa vào bài viết những đặc điểm địa hình của ngôi trường họ tìm hiểu được, mà còn nhắc đến những điểm đặc biệt nho nhỏ của vùng đất này như hồ, những quán cà phê và cả sự ấm áp.
Sinh viên 1 chỉ nói về cuộc sống của cô mà không nhắc đến điều đã thu hút cô đến với trường. Nói cách khác, cô đã không chứng minh được sự yêu thích của mình với trường.
Nhắc đến vị trí địa lý và đặc trưng của trường là một ý tưởng hay, nhưng bạn cũng nên cẩn thận kẻo lại đụng hàng ý tưởng với nhiều sinh viên khác. Đó là còn chưa kể đến việc, quá sa đà vào khía cạnh này thì thành ra bạn lại đang lạc đề mất. Dành quá nhiều công sức, cũng như không gian chỉ để miêu tả vị trí địa lý của trường sẽ khiến bạn còn lại rất ít chỗ để đề cập về sự phù hợp của bạn với trường.
Dù các trường đại học vẫn thường tự quảng bá bản thân, nhưng việc lặp lại như vẹt những điểm nổi bật của trường trong bài luận chỉ tổ phí thời gian – đặc biệt khi bạn bị giới hạn số lượng từ. Sinh viên 2 và 3 đều đề cập đến xếp hạng và sự uy tín của trường, nhưng họ đã khôn khéo kết nối những ưu điểm này với hồ sơ học tập của bản thân và những dự định, kế hoạch trong tương lai. Sinh viên 1, ngược lại, chỉ dùng những cụm từ vô nghĩa chung chung.
Các trường đại học đưa ra câu hỏi “Why us?” hiểu được rằng họ là những ngôi trường tốt, cũng như biết mình đang ở vị trí nào. Bạn không cần phải nhắc lại cho họ về những điều này.
Việc các trường đại học giới hạn câu trả lời của sinh viên tối đa 100 chữ để giúp sinh viên tránh lan man vào những điều không liên quan. “Why us?”, cần bạn đặt cả trái tim mình vào, chứ không chỉ là lý trí cá nhân.
Trả lời câu hỏi “Why this school?” theo cách riêng của bạn
Dưới đây là một số điều bạn nên tránh, cũng như một số điều tôi khuyến khích các bạn nên thực hiện
Don’ts
– Hạn chế đề cập đến danh tiếng hay xếp hạng của trường
Theo quan điểm của tôi – trừ khi bạn có chiến thuật riêng cho bản thân – nếu không, đừng đề cập đến những con số thống kê bất động trong brochure. Việc này chỉ tổ làm tốn không gian trả lời quý giá của bạn thôi.
– Đừng nhắc đến người sáng lập trường
Tìm hiểu về những nhà sáng lập như Thomas Jefferson hay Benjamin Franklin và tầm ảnh hưởng của họ là một ý tưởng hay, thế nhưng, đừng vì thế mà dại dột đưa chúng vào câu trả lời. Nhân viên bộ phận tuyển sinh của University of Virginia và University of Pennsylvania chẳng cần bạn phải nhắc cho họ biết ai là người sáng lập nên ngôi trường này đâu.
Do’s
Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng rất nhiều sinh viên đã bỏ qua bước này
Đảm bảo rằng bạn hiểu biết rõ về ngôi trường mà mình nộp hồ sơ
Nếu điểm đặc biệt nhất mà bạn có thể tổng kết lại chỉ là danh tiếng hay xếp hạng của trường, thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn chưa xem xét đủ kĩ và tìm ra một nơi phù hợp với sở thích và nguyện vọng của bản thân. Dù bạn có tin hay không, nhưng một sinh viên có thể cảm thấy vui vẻ ở ngôi trường này, nhưng chưa chắc đã cảm thấy thoải mái khi ở trong một ngôi trường có bậc xếp hạng tương đương. Nghiên cứu thật kĩ trước khi trả lời câu hỏi này là một việc rất quan trọng. Nếu có cơ hội, hãy tham quan trước nơi mình lựa chọn, trò chuyện cùng các sinh viên đang theo học tại trường, tham khảo các chương trình học và tìm hiểu thật kĩ các thông tin trên website của trường.
Chuẩn bị bên mình một cuốn sổ nhỏ trong quá trình tìm kiếm và nghiên cứu thông tin
Với mỗi ngôi trường, bạn hãy vẽ 2 cột: lý trí và cảm xúc. Một cột bạn sẽ liệt kê tất cả những điều bạn tìm hiểu được về trường, cột còn lại sẽ hỗ trợ bạn trong việc kết nối bản thân với trường.
Bắt đầu với “lý trí”
Bạn có thể liệt kê các cơ sở vật chất của trường, cảnh quan, thế mạnh của một khoa/chuyên ngành cụ thể, vị trí, quy mô và các khóa học mà trường cung cấp. Đừng dừng lại ở đó. Hãy tự đào sâu thêm nhiều điểm đặc biệt khác nữa.
Kết nối với “trái tim”
Hãy hỏi bản thân tại sao những tiêu chí mục tiêu này lại có ý nghĩa với bạn. Làm thế nào để bạn tận dụng những yếu tố này làm lợi thế cho bản thân nếu được nhận vào trường? Bạn sẽ đóng góp như thế nào cho bản thân và trường nếu được nhận.
Liên tưởng đến cuộc sống trung học
Ngôi trường này có điểm gì khác so với trường trung học của bạn? Tại sao những điểm tương đồng hay khác biệt này lại quan trọng với bạn? Có lẽ – như các sinh viên 2, 3, 4 – bạn sẽ muốn trải nghiệm đại học của mình là một sự thay đổi thật lớn.
Hi vọng những gợi ý trên đây sẽ hữu ích với bạn trong việc tìm trường và chuẩn bị hồ sơ xin học. Xem xét thật kĩ lý do bạn muốn theo học ở đây không chỉ quan trọng trong việc giúp các trường đại học đưa ra quyết định tuyển sinh cuối cùng, nhưng hơn cả, cũng rất quan trọng với bạn nữa đấy – dù sao thì chính bạn là người sẽ trải qua 4 năm học ở đây mà!
Thu Phương (SSDH) – Theo camnangduhoc.com.vn