Sẵn sàng du học – Theo dữ liệu mới nhất do Times Greater Education tổng hợp cho thấy xu hướng giảm dần về tỉ lệ sinh viên, giáo viên quốc tế của hai nền giáo dục lớn nhất châu Á – Trung Quốc và Hồng Kông.
Trong khi các tổ chức trong nước nói chung đã cải thiện vị trí của họ trên bảng xếp hạng năm 2020, điểm số đánh giá“tính quốc tế” của Trung Quốc và Hồng Kông đều phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội.
Chỉ trong năm học 2018-2019, tỉ lệ giảng viên quốc tế công tác trong ngành Khoa học xã hội ở Trung Quốc đại lục đãgiảm từ 10% xuống còn8%, tỷ lệ du học sinh cũng sụt giảm còn 7%.
Bên cạnh đó, giảng viên làm việc trong ngành khoa học xã hội tại các tổ chức giáo dục của Hồng Kông là người nước ngoài giảm đáng kể từ 61% xuống còn 54%. Tỷ lệ các ấn phẩm quốc tế trong lĩnh vực này của Hồng Kông cũng vì thế mà phải đối mặt với con số 47% so với 51% của năm ngoái.
Ngay cả các số tổ chức có uy tín trong khu vực cũng đã bị ảnh hưởng do sự thay đổi theo hướng không mấy tích cực này, phải kể đến như Đại học Thanh Hoa, tỷ lệ giảng viên ngành Khoa học xã hội của trường này giảm từ 18,2% xuống còn 14% trong vòng 12 tháng. Con số này của Đại học quốc gia Hồng Kông cũng chứng kiến tình trạng tương tự khi giảm từ 70,7% xuống còn 64,8%.
Theo Phó giáo sư khoa tiếng Anh tại Đại học Hồng Kông – Ông Michael O'Sullivan cho rằng, những hạn chế về mặt tiếp cận tài liệu lưu trữ cũng như đối với nội dung bài giảng mà nền giáo dục quốc gia này đặt ra là những lý do chính khiến cho hầu hết các trường đại học tại Trung Quốc đại lục trở nên “kém hấp dẫn” hơn trong mắt các giảng viên quốc tế.
Song ông cũng chỉ ra rằng, sụt giảm này có thể đến từ việc các giảng viên trong nước đã có được sự tín nhiệm cao hơn từ phía các tổ chức giáo dục. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều giảng viên từng đi du học nước và trở lại quê hương để hành nghề với những tấm bằng Tiến sĩ.
Người dịch: Ánh Dương (SSDH)