Chính phủ Anh công bố tăng hỗ trợ 4,8 triệu Bảng cho đào tạo ngoại ngữ trong trường học

0

Sẵn sàng du học – Một kế hoạch nhằm tăng cường học ngoại ngữ trong các trường học đã được đưa ra tại Anh, với việc thành lập Trung tâm Ưu tú quốc gia hỗ trợ việc giảng dạy tiếng Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Đức.

du-hoc-anh

Được công bố bởi bộ trưởng trường học Nick Gibb, chương trình sẽ được hỗ trợ 4.8 triệu bảng trong vòng bốn năm tới và sẽ bắt đầu vào mùa thu này. Chương trình này sẽ cung cấp cho giáo viên kiến ​​thức chuyên môn và hỗ trợ cần thiết để dạy cho học sinh các ngôn ngữ chính như tiếng Tây Ban Nha, Pháp và Đức – những ngôn ngữ mà các doanh nghiệp cần.

Kiến thức học sinh đạt được tại các môn học này sẽ giúp cung cấp lực lượng lao động có tay nghề cao và xây dựng một nước Anh bắt kịp với tương lai.

Trung tâm Ưu tú sẽ làm việc với 9 trung tâm được dẫn dắt bởi 9 trường học trên khắp nước Anh, sẽ giới thiệu và hỗ trợ chương trình, dựa trên các khuyến nghị được thực hiện trong Đánh giá sư phạm ngoại ngữ hiện đại của Hội đồng giáo dục. 9 trường được chọn đều đã đạt được kết quả thi cao và các giáo viên chuyên môn của họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực tế và nguồn lực tốt nhất với các trường khác trong khu vực để cải thiện trình độ GCSE.

Trong một cuộc phỏng vấn, Gibb đã giải thích rằng chương trình này nhằm mục đích khuyến khích nhiều học sinh lựa chọn ngôn ngữ trong kì thi GCSE. Một cuộc khảo sát của Hội đồng Anh cho thấy tỷ lệ học sinh học ngoại ngữ cho kì thi GCSE đã giảm, đặc biệt là ở các vùng khó khăn.

Khi được hỏi lý do tại sao chính phủ không bắt buộc các sinh viên phải học một ngôn ngữ cho bài thi GCSE, ông trả lời rằng chính phủ đã chọn một con đường khác, khuyến khích sinh viên học Tú tài tiếng Anh (Ebacc). Tổ hợp các môn học của EBacc bao gồm một ngôn ngữ bắt buộc.

Tham vọng của chính phủ là đạt được mức 90% học sinh chọn EBacc vào năm 2025.

Thông báo cũng được ủng hộ bởi Liên đoàn các ngành công nghiệp Anh. Một cuộc khảo sát cho thấy phần lớn các doanh nghiệp coi khả năng ngoại ngữ là một kỹ năng quan trọng với nhân viên của họ. Nghiên cứu ngôn ngữ nước ngoài, phát triển nhận thức văn hóa và am hiểu kinh doanh toàn cầu là rất quan trọng nếu Vương quốc Anh muốn duy trì lợi thế cạnh tranh trên sân chơi quốc tế.

Bình luận về chương trình, nhà ngôn ngữ học và giáo sư David Crystal cho rằng chương trình như thế này đáng lẽ phải có từ lâu. Ông nói thêm rằng ông hy vọng sáng kiến ​​này sẽ không bị giới hạn trong các ngôn ngữ Latinh. Trung Quốc, Nhật Bản, Hindi và Ả Rập cần nhiều sự chú ý, đặc biệt là trong thế giới hậu Brexit.

Vào thời điểm quan trọng hơn bao giờ hết khi Vương quốc Anh thúc đẩy các mối quan hệ mới trên toàn thế giới, các ngôn ngữ cần phải được bảo vệ và được coi là ưu tiên quốc gia.

Bình luận về cấu trúc chương trình, Maria Norton, tác giả của ‘Ngôn ngữ – tương lai giàu mạnh cho Vương quốc Anh’ nhấn mạnh sự cần thiết cho sự tham gia của các bên liên quan. Sự tham gia với các bên liên quan như giáo viên là điều quan trọng, cũng như xem xét mối quan hệ giữa học sinh và phụ huynh để hỗ trợ họ.

Nhưng Liên minh Giáo dục Quốc gia đã chỉ ra vấn đề thiếu giáo viên, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến chương trình. Các trung tâm sẽ không đủ khả năng để giữ gìn và phát triển cộng đồng các giáo viên ngôn ngữ hiện đại (MFL) cần thiết. Sự thiếu hụt của các giáo viên MFL là nghiêm trọng và sẽ gây ra các vấn đề lâu dài.

Người dịch: Hải Yến (SSDH)

Share.

Leave A Reply