Có công bằng khi sinh viên quốc tế ở Úc phải trả học phí cao hơn?

0

SSDH – Ở bậc giáo dục học đại học, sinh viên quốc tế phải đóng học phí cao hơn tới 400% so với sinh viên mang quốc tịch Úc. Theo một cựu chuyên gia chuyên ngành thần kinh học, ông Peter Osborne, lý do không liên quan tới các loại thuế mà chỉ là chế độ ưu tiên quốc gia.

 

Tấm bằng đại học ngành khoa học hay xã hội nhân văn cơ bản có tác dụng gì?

 

Đó là điều kiện để bạn có một công việc? Điều trước đây từng đúng này nay đã lỗi thời ít nhất một thế hệ; có lẽ bây giờ vấn đề không còn đơn giản như vậy mà mang một sắc thái khác.

 

Sau đây là một số trích đoạn từ các thông tin giới thiệu trên trang web một số trường đại học ở Úc.

 

Đại học Melbourne, trong tài liệu giới thiệu của mình, tự hào về khả năng “giáo dục các nhà lãnh đạo của tương lai” và  “có bước đột phá trong việc giải quyết những thách thức lớn của thế giới thông qua nghiên cứu, và xây dựng các cộng đồng ở khắp mọi nơi.”

 

Trong tài liệu Hướng dẫn Chương trình đại học dành cho sinh viên quốc tế của Đại học Sydney, Tiến sĩ Michael Spence, phó chủ tịch kiêm hiệu trưởng của trường, cho biết,“Chúng tôi mong muốn xây dựng một trường đại học là nơi đào tạo các nhà nghiên cứu xuất sắc nhất và các sinh viên triển vọng nhất có thể phát triển mạnh mẽ, cho dù hoàn cảnh xã hội, văn hóa của họ ra sao. Hãy chứng tỏ tiềm năng của bạn tại Đại học Sydney, chúng ta có thể cùng nhau tạo ra sự khác biệt.”

 

Trong khi đó, một sinh viên trường Đại học Queensland (UQ) phát biểu “bạn sẽ có mọi cơ hội để nổi trội trong học tập và trong cuộc sống”. Trong số các dịch vụ của mình, UQ tự hào có một loạt các chương trình chuyên sâu, môi trường học tập đẳng cấp thế giới, cơ sở hạ tầng tiên tiến nhất, và những kinh nghiệm tuyệt vời bên ngoài giảng đường.

 

Có công bằng khi sinh viên quốc tế ở Úc phải trả học phí cao hơn?

“Hãy khám phá tiềm năng thật sự của bạn tại Đại học Sydney” – Tiến sĩ Michael Spence (FlickrCC: Jason James)

 

Hình ảnh đội quảng bá của các trường đại học đưa ra những thông điệp dường như ít nhấn mạnh vào viễn cảnh công việc mà chủ yếu đề cập tới khả năng truyền đạt kiến ​​thức, rằng đó là những cơ sở giáo dục tuyệt vời và bạn cũng có thể trở nên vĩ đại. Tất cả các thông điệp đều có vẻ truyền cảm hứng và đầy tính nhân đạo, và rất phù hợp với cụm từ “giáo dục đại học.”

 

Dưới đây là một số dữ liệu tham khảo từ tài liệu “Thống kê Giáo dục bậc cao của Chính phủ Australia.”

 

Năm 2012 có 299.474 sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học của Úc, và gần một phần ba trong số này là sinh viên nước ngoài.

 

Thật là tuyệt vời khi chứng kiến rất nhiều sinh viên nước ngoài đến Úc, chiến đấu và thành công khi phải đối mặt với “những cơn gió ngược” về ngôn ngữ, văn hóa và tài chính để theo học và sau đó tốt nghiệp từ các trường đại học đẳng cấp thế giới của Australia.

 

Điều ông Peter Osborne quan tâm là Australia không đối xử với những sinh viên này một cách bình đẳng. Ngay từ đầu, họ không được bình đẳng: mặc dù đưa ra những thông điệp tốt đẹp, các trường đại học  đưa ra mức học phí đối với sinh viên nước ngoài cao hơn đáng kể so với sinh viên là công dân Úc.

 

Ở các trường đại học ở Melbourne, Sydney và Queensland, để có một bằng cử nhân khoa học cơ bản,  sinh viên Úc đóng phí 8.500 nghìn đô Úc mỗi năm. Cũng với chương trình học này, sinh viên nước ngoài phải đóng mức phí khoảng 35.500 nghìn đô mỗi năm, tương đương khoảng 400% mức phí một sinh viên Úc phải nộp.

 

Tại sao vậy? Việc này có hợp pháp không? Đầu tiên, hãy nhìn vào những câu hỏi về tính hợp pháp.

 

Theo luật người tiêu dùng ở Úc, chủ sở hữu có quyền định giá, đưa ra các điều khoản và điều kiện miễn là các tiêu chí lựa chọn và tổng giá được hiển thị rõ.

 

Nói về tính pháp lý thì việc đặt ra mức học phí cao hơn đối với du học sinh không phải là phân biệt đối xử. Nhưng với tôi, đây chắc chắn là một vấn đề về khía cạnh đạo đức, và nó minh họa độc đáo một điều: tiền và giáo dục không thể đi đôi với nhau.

 

Làm thế nào để chúng ta biện minh việc đặt mức học phí cho du học sinh cao hơn? Sự đồng thuận chung dường như là sinh viên nước ngoài phải đóng học phí nhiều hơn vì họ không phải đóng thuế ở Úc, một phần trong số đó được chi cho các trường đại học.

 

Nếu các trường đại học được xây dựng mới và giáo dục miễn phí, thì có thể nhìn thấy giá trị của một số khía cạnh của lập luận thực dụng này. Nhưng các trường đại học của Úc được thiết lập tốt. Ngoài ra, giáo dục đại học ở Úc chắc chắn không phải là miễn phí và được mức phí tăng lên hàng năm.

 

Đó là chưa đề cập đến thực tế rằng sinh viên ở nước ngoài nộp thuế để nhập cảnh vào Úc. Họ phải trả thuế đối với các khoản thu nhập ở Úc. Sinh viên ở nước ngoài nộp thuế với tất cả số hàng hóa họ mua, có thể là thực phẩm, xe hơi, nhà cửa hay một cuốn sách giáo khoa.

 

Nếu các trường đại học có quyền định mức phí cao hơn cho sinh viên nước ngoài vì họ không phải là người Úc, thì tại sao mô hình định giá này không được thực hiện một cách nhất quán hơn? Những người không phải là công dân Úc có thể trả nhiều tiền hơn cho các dịch vụ của chính phủ như điện, nước, giao thông công cộng.

 

Nếu chúng ta là những người cơ hội chủ nghĩa dân tộc, thì chúng ta hãy kiên định và ngang nhiên thu phí cao hơn đối với tất cả người nước ngoài tại Úc, với tất cả mọi thứ, và sau đó bơm số tiền kiếm được trở lại nền kinh tế tạo Úc để giảm chi phí chung. Sau cùng, tất cả các ngành công nghiệp đều có chi phí liên tục.

 

Ông Peter Osborne hy vọng độc giả sẽ nhận ra rằng ông đang có ý châm biếm ở đây.

 

Có công bằng khi sinh viên quốc tế ở Úc phải trả học phí cao hơn?

Đại học Úc quy định học phí của sinh viên quốc tế gấp bốn lần sinh viên bản địa (Flickr/CC/BY2.0: Geoff Penaluna)

 

Danh mục rất cao quý, nhưng không thể đạt, trong Hiến chương Nhân quyền Liên Hiệp Quốc liệt kê giáo dục là một quyền cơ bản của con người. Điều đáng buồn là, những bài học đầu tiên học được của sinh viên nước ngoài tại các trường đại học xếp hạng thế giới của Úc là họ không được đối xử bình đẳng; trên phương diện kinh tế, chúng ta đã gióng lên thông điệp đặc quyền quốc gia.

 

Hiện nay các trường đại học tốt nhất của Úc dường như hài lòng khi đặt ra mức phí cao gấp bốn lần cho du học sinh không phải là công dân Úc tới từ các nước có thu nhập bình quân thấp hơn nhiều. Trong một khía cạnh khác, các trường đại học hài lòng vì được hưởng lợi từ môi trường học tập đa quốc gia, đa văn hóa.

 

Giáo dục là hoạt động kinh doanh mang lại lợi ích lớn. Nhưng trong nền kinh tế toàn cầu này, tất cả sinh viên cần phải được tôn trọng như những người nỗ lực cải thiện bản thân hướng tới tương lai chưa có gì đảm bảo. Điều này đúng với sinh viên Úc, và có lẽ đúng hơn với sinh viên nước ngoài. Ở một số nước châu Á, sinh viên trong nước và nước ngoài đóng học phí như nhau. Liệu có một bài học về lòng nhân đạo chúng ta đang bỏ lỡ trong hoạt động giảng dạy ở giáo dục đại học?

 

Quốc ca của Úc có câu “Nước Úc Công bằng” (Fair), thế nhưng ông Osborne tự hỏi, liệu từ “Phí” (Fare) có thể là từ chính xác hơn?.

 

Bài viết là ý kiến của Tiến sĩ Peter Osborne trong phỏng vấn với chương trình phát thanh toàn quốc của ABC Ockham’s Razor.

 

Nguồn: Australiaplus

Share.

Leave A Reply