Cuộc sống khó khăn của du học sinh Việt bị mắc kẹt tại Nhật vì dịch Covid-19

0

Sẵn sàng du học – Nhiều du học sinh Việt Nam tại Nhật đang gặp không ít khó khăn trong mùa dịch Covid-19 vì mất thu nhập từ công việc bán thời gian hoặc muốn về nhà nhưng bị mắc kẹt vì các chuyến bay đều bị hủy.

Nhiều du học sinh Việt Nam tại Nhật đang gặp không ít khó khăn trong mùa dịch Covid-19 vì mất thu nhập từ công việc bán thời gian hoặc muốn về nhà nhưng bị mắc kẹt vì các chuyến bay đều bị hủy.

Đối với nhiều du học sinh nước ngoài sinh sống và học tập ở Nhật Bản, dịch Vovid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ, một số người mất nguồn thu nhập từ các công việc làm thêm do các cửa hàng đóng cửa kinh doanh và một số sinh viên đã cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp vào tháng Ba, sẵn sàng để trở về nhà nhưng tất cả các chuyến bay từ Nhật Bản về Việt Nam đều bị hoãn khiến họ bị “mắc kẹt” tại Nhật.

Báo Mainichi Shimbun đã có cuộc trò chuyện với hai du học sinh Việt Nam để trải lòng về những khó khăn họ gặp phải, không thể kiếm tiền hoặc thậm chí rời khỏi đất nước.

Bao Van Nguyen, du học sinh Việt 21 tuổi, sống tại phường Taito, Tokyo.

Bao Van Nguyen, du học sinh Việt 21 tuổi, sống tại phường Taito, Tokyo.

Bao Van Nguyen, 21 tuổi, hiện đang theo học tại một trường cao đẳng kỹ thuật ở Tokyo và sống trong một căn hộ ở phường Taito với bốn người quốc tịch Việt Nam khác. Để có tiền trang trải phí sinh hoạt đắt đỏ và chi trả cho việc học, Bao đã làm việc bán thời gian tại các quán rượu izakaya và tại các trường dạy tiếng Nhật, nhưng vì nơi làm việc đã đóng cửa trong tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19, dẫn tới mức thu nhập từ 100.000 yên hàng tháng ( khoảng 21 triệu đồng) của Bao đã giảm xuống còn 30.000 yên (khoảng 6,5 triệu đồng).

Do dành thời gian ở nhà nhiều, vì vậy hóa đơn tiền nước và điện của Bao đang tăng lên đáng kể. May mắn thay, có thể Bao sẽ không phải trả tiền thuê nhà vào tháng tới. “Để cố gắng không sử dụng đến tiền, tôi ngủ nhiều nhất có thể. Tôi chỉ ăn hai bữa một ngày”, Bao chia sẻ.

Bao kể rằng nếu có thể nhận được khoản tiền trợ cấp đặc biệt 100.000 yên của Chính phủ Nhật Bản, thì có thể “bám trụ” để thanh toán các hóa đơn trong vài tháng, nhưng không biết cụ thể khi nào Bao có thể nộp đơn xin trợ cấp. Trường học của nam du học sinh cũng đã bắt đầu triển khai hình thức học trực tuyến, vì vậy Bao không có lựa chọn nào khác ngoài phải chi trả thêm cho việc đăng ký dịch vụ Wi-Fi tại nhà. Với ước mong được nhận vào làm tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm sau đó quay về đóng góp cho sự phát triển của đất nước, nhưng “nếu tình hình vẫn tiếp diễn không khả quan, tôi không chắc mình có thể hiện thực hóa được ước mơ của mình”, theo Bao chia sẻ.

Anh Bui Ho Phuong, 26 tuổi, mắc kẹt tại Nhật từ tháng 3.

Anh Bui Ho Phuong, 26 tuổi, mắc kẹt tại Nhật từ tháng 3.

Người thứ hai chia sẻ về những khó khăn về cuộc sống khi “mắc kẹt” tại Nhật Bản là Anh Bui Ho Phuong, 26 tuổi, tốt nghiệp một trường cao đẳng kỹ thuật ở Tokyo vào tháng 3 và có ý định trở về nhà ngay sau đó. Nhưng sau đó tất cả các chuyến bay trở về Việt Nam đã bị hủy bỏ. Cùng lúc đó, hợp đồng thuê nhà của cô kết thúc vào đúng khoảng thời gian cô tốt nghiệp, còn visa sinh viên thì hết hạn khiến cô không thể tìm các công việc bán thời gian. Hậu quả là cô đồng thời không có chỗ ở và nguồn thu nhập để sinh hoạt.

Cô ở nhờ cùng một số bạn bè đồng hương Việt Nam, và mỗi ngày cô chỉ có đủ tiền để ăn một hoặc hai mẩu bánh mì. “Thật kinh khủng khi đói,” Phuong nói về tình cảnh khó khăn của mình. Ngay cả bạn bè của cô cũng đang xoay xở vật lộn để sống sót trong mùa dịch nên cô không thể nhờ giúp đỡ.

Sau đó, cô đã kêu gọi sự trợ giúp từ “Nichietsu Tomoiki Shienkai” (nhóm hỗ trợ cùng tồn tại Nhật Bản – Việt Nam) tại thủ đô Tokyo, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giúp đỡ các sinh viên thực tập kỹ thuật Việt Nam. Tổ chức sẽ hỗ trợ cho Phuong cho đến khi cô có thể trở về nhà. “Tôi có thể đã ngủ trên đường phố nếu không không nhận được sự trợ giúp từ tổ chức”, Phuong nói.

Người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận “Nichietsu Tomoiki Shienkai” , Jiho Yoshimizu, 50 tuổi, cho biết tổ chức này đang được nhiều du học sinh Việt Nam và nhiều người khác liên lạc nhận sự giúp đỡ trong tình trạng gặp khó khăn. Cho đến nay, nhóm đã viện trợ gạo, mì ăn liền và khẩu trang cho khoảng 1.100 người, và dự kiến sẽ viện trợ cho khoảng 1.400 người nữa.

Nichietsu Tomoioki Shienkai đang lên kế hoạch kêu gọi quyên góp thực phẩm cho các sinh viên Việt Nam đang gặp khó khăn và những người cần giúp đỡ khác. Họ có thể liên lạc theo số 03-6432-4492 (liên hệ bằng tiếng Nhật).

Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Ngôi sao

Share.

Leave A Reply