Dịch Covid-19: Sinh viên nước ngoài tại Trung Quốc phải lựa chọn ở lại hoặc đi

0

Sẵn sàng du học – Người Mỹ và những người nước khác đang đi khỏi các trường đại học Trung Quốc, cuộc khủng hoảng này đã cắt đứt mối quan hệ đã đưa đất nước này gần hơn với thế giới.

Rời khỏi Trung Quốc ngay bây giờ

Dexter Lensing – người đang học tiến sĩ ở Trung Quốc đã nghe rằng Trung Quốc xuất hiện một loại corona virus mới, thứ đã giết hơn 1300 người. Được biết, anh là một trong khoảng nửa triệu người nước ngoài đang học ở các trường đại học Trung Quốc, buộc phải chọn rời đi hay ở lại. Trong nhiều thập kỉ, những sinh viên như anh ấy là cầu nối ngôn ngữ, chính trị và văn hóa, giúp thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Lensing đặc biệt bị cuốn hút bởi Trung Quốc với hệ thống chính trị của nó.

Hiện tại, Lensing cũng như hàng nghìn người khác, đang tự hỏi rằng liệu họ sẽ có cơ hội học tập ở Trung Quốc lần nữa hay không. "Tôi không biết liệu rằng cuộc đời tôi đã từng thất vọng như vậy hay chưa.” – Lensing, 33 tuổi, bây giờ đang ở Belmont, New York với chị gái.

Trong năm học cuối cùng ở đại học Georgia State, anh lo lắng rằng mình sẽ không có cơ hội trở lại. Tài sản quý giá nhất của anh vẫn đang ở một kí túc xá ở thành phố Cáp Nhĩ Tân phía bắc Trung Quốc.

Dexter Lensing cùng với chị gái đang ở Belmont, New York, trong lúc đó anh đang chờ đợi rằng liệu anh có thể tiếp tục việc học ở Trung Quốc hay không. (Travis Dove - The New York Times).

Dexter Lensing cùng với chị gái đang ở Belmont, New York, trong lúc đó anh đang chờ đợi rằng liệu anh có thể tiếp tục việc học ở Trung Quốc hay không. (Travis Dove – The New York Times).

Virus corona – đã giết chết hơn 1300 người ở Trung Quốc đã tạm thời cắt đứt nhiều mối quan hệ giữa đất nước này với cộng đồng quốc tế. Đối với nhiều sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài, điều này đồng nghĩa với việc họ lo lắng cho gia đình ở nhà và trong một số trường hợp, họ lại thu hút những ánh nhìn không mong muốn từ các bạn cùng lớp.

Đối với nhiều sinh viên nước ngoài học tập ở Trung Quốc, sự bùng nổ này đã đóng băng hay thậm chí chấm dứt cơ hội học tập của họ ở một đất nước rộng lớn như vậy. Việc chấm dứt ấy diễn ra vào một giai đoạn khó khăn cho mối quan hệ của Trung Quốc và thế giới, khi mà nước này đang tìm cách xây dựng bản thân trở thành một đối thủ với sự ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.

Ảnh hưởng có thể một phần quan trọng khi nói đến Mỹ. Nhiều sinh viên trẻ tuổi người Mỹ đặt chân tới trung Quốc vào những năm 1980, khi họ bắt đầu cởi mở trở thành nhà báo, nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhà chính trị, những người đã giúp đỡ để kết nối hai quốc gia. Số lượng sinh viên Mỹ học tập ở Trung Quốc tổng cộng khoảng 11.600 vào 2018, ít hơn 2% so với năm trước đó.

Orville Schell, giám đốc Trung tâm về quan hệ Hoa Kì – Trung Quốc tại Hiệp hội Châu Á nói: “Đây là một phép ẩn dụ cho sự tách rời đang xảy ra trong lĩnh vực công nghệ cao, thương mại và đầu tư, mặc dù vì những lí do hoàn toàn khác nhau.”

Không phải tất cả học sinh đều chạy thoát. Một vài bị mắc kẹt như là nhóm sinh viên và giảng viên người Nigeria ở các trường đại học của Vũ Hán – tâm chấn của mùa dịch. Chính phủ Pakistan đã nói 800 sinh viên khác ở lại Vũ Hán vì sợ rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe không thể xử lí vấn đề khi họ trở về.

Một số khác như Kathy Song đã chọn ở lại. Cô Song, một người vừa là nhà khoa học xã hội, vừa là nghiên cứu sinh người Trung Quốc ở trường đại học New York Thượng Hải đã ở cùng với chú, dì và em họ ở Bắc Kinh.

Kathy Song đang học thư pháp cùng với chú của cô ở căn hộ ở Bắc Kinh. (Yan Cong - The New York Times).

Kathy Song đang học thư pháp cùng với chú của cô ở căn hộ ở Bắc Kinh. (Yan Cong – The New York Times).

Cô Song, 19 tuổi, nói tiếng địa phương và đã luyện tập trong suốt kì nghỉ hè ở Trung Quốc khi thăm họ hàng đã chọn việc học tập ở Trung Quốc vì cô tin rằng, là một người Mỹ gốc Hoa, cô có thể giúp để xóa bỏ những quan niệm sai lầm của cả hai bên.

Cô nói: “Trung Quốc là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới, và tôi tin rằng quan hệ của Trung Quốc với Mỹ sẽ trở thành thứ quan trọng nhất trong thế kỉ này.”

Khi phần lớn nhiều nơi trong thành phố đóng cửa, cô Song dành nhiều thời gian ở nhà. Được truyền cảm hứng bởi chú của mình, cô bắt đầu viết thư pháp. Cô cũng tìm hiểu sự khác nhau trong phong cách nuôi dạy con giữa chú và bố mẹ cô ở New York.

“Chú tôi quan tâm rất nhiều về việc học tập.” Cô nói, và thêm rằng: “và bằng một cách nào đó mãnh liệt hơn bố mẹ tôi.”

Những người khác chọn ở lại đang tìm hiểu xem họ nhớ sự tương tác giữa người với nhau đến bao nhiêu. Esma Dallakyan, một học viên thạc sĩ đến từ Armenia đang theo học tại trường đại học Tsinghua của Bắc Kinh, dành hầu hết thời gian của mình ở phòng kí túc xá. Cuộc sống sinh viên ngày càng cô lập.

Cô ấy nói: “Mọi con đường đều vắng tanh và bạn không thể tìm thấy một ai để trò chuyện cùng. Có một chút cô đơn.”

Theo lời Dallakyan, một cô gái 26 tuổi: “Là một sinh viên y tế công cộng và trước đây là cựu viên chức y tế Armenia, cô đã nhận được một cách giáo dục khác. “Tôi thấy được những nỗ lực của chính phủ bây giờ, tôi cảm thấy rằng nó như là một chương trình thực tập.”

Những người đã rời khỏi Trung Quốc không thể làm gì ngoài việc chờ đợi

Theo Diego Rocha, 31 tuổi, đang theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh năm nhất tại Tsinghua-MIT: “Tôi sống rất xa và không dễ dàng gì để mua vé và lên kế hoạch khi nào thì trở lại Trung Quốc.”

Anh Rocha, người ở São Paulo, Brazil nói rằng nếu việc tốt nghiệp vào mùa xuân bị trì hoãn, anh ấy sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xin visa để ở lại và tìm việc ở Trung Quốc. Trong kì cuối cùng, các sinh viên kinh doanh được hợp tác với công ty địa phương, đó là những điều bây giờ không thể chắc chắn được.

Nhiều sinh viên nước ngoài đang sống ở một quốc gia nơi mà thông tin cực kì hạn chế, trong số đó có anh Rocha và Ryan Trombly, 19 tuổi, đã bị mất cảnh giác bởi sự hoảng sợ đột ngột, thêm vào đó là cảm giác mất phương hướng.

Cô Trombly, một sinh viên năm hai ở trường đại học Duke Kunshan, một sự hợp tác giáo dục giữa Duke và trường Đại học Vũ Hán ở Trung Quốc: “Thật nực cười vì mọi thứ hoàn toàn bất ngờ đối với tất cả chúng tôi.”

Chỉ một tuần trước khi chính quyền bắt đầu đóng cửa toàn bộ thành phố để cố gắng ngăn chặn dịch bệnh. Cô Trombly đang có một chuyến nghiên cứu ở Nam Kinh, Thượng Hải và Hàng Châu. Cô nói: “Có nhiều trang báo nước ngoài nhưng không nhắc đến đến virus, vì vậy chúng tôi đi mà không mang theo khẩu trang.”

Thời điểm cô rời nước vào ngày 24 tháng 1 cho chuyến thăm bố mẹ đã được lên kế hoạch từ lâu ở Phoenix trong kì nghỉ Tết nguyên đán kéo dài hàng tuần, nhà xe lửa địa phương cô thường đông nghịt người bây giờ lại là nơi yên tĩnh nhất cô từng thấy.

Cô Trombly dự định sẽ thực sự trở về Trung Quốc để hoàn thành 2 năm học nữa nhưng hiện tại bây giờ cô lại tham gia các lớp học online.

Cô nói rằng: “Tôi biết rằng Trung Quốc đang trên đà phát triển và điều này rất quan trọng đối với những gì tôi muốn làm trong tương lai về quan hệ quốc tế.”

Một số học sinh đã có hiểu biết đối với lịch sử Trung Quốc về các dịch bệnh. Các quan chức chính phủ ban đầu che giấu sự bùng phát của SARS 17 năm về trước, làm cho tình hình lây lan trở nên tồi tệ hơn và giấy lên câu hỏi về vấn đề tính minh bạch của Bắc Kinh đối về vấn đề an toàn toàn cầu.

Kerrie Wong, 33 tuổi, đang học thạc sĩ về quản trị kinh doanh năm thứ hai ở Tsinghua với Rocha. Cũng như anh ấy, cô ở lại Trung Quốc sau năm học thứ nhất dù điều đó là không bắt buộc.

Tuy nhiên vào ngày tháng 1, khi mà chỉ mới có một vài báo cáo về những người bị bệnh, mẹ cô đã gọi từ Boston.

Cô Wong nói rằng: “Bà ấy bảo tôi rằng tôi cần ra khỏi đó ngay bây giờ.” Cô và gia đình đã sống ở Hồng Kông trong cuộc khủng hoảng SARS, cái mà đã giết gần như 300 người ở thành phố Trung Quốc bán tự trị. Cô đã bay khỏi Bắc Kinh vào ngày 7 tháng 1.

Cô ấy sẽ cần phải quay lại Trung Quốc để làm luận án, được định sãn ngày vào tháng 4 hoặc tháng 5. Tất nhiên, cô không hối hận về quyết định của mình.

“Nỗi sợ hãi lớn nhất là, là một người nước ngoài, khi tin tức không rõ ràng như tin tức ở Phương Tây, sẽ luôn có sự chậm trễ về thông tin.” Cô chia sẻ.

Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Công Lý

Share.

Leave A Reply