Du học Anh 2020: Theo đuổi tiến sĩ PhD có khó khăn như bạn nghĩ?

0

Sẵn sàng du học – Nếu bạn đã tốt nghiệp thạc sĩ ở Anh hay bất kỳ các nước đang du học khác và đang phân viên về việc tiếp tục học lên tiến sĩ tại Anh thì đây sẽ là những chia sẻ thú vị cho bạn.

ssdh-sinh-vien

 

Ph.D. (Doctor of Philosophy) là văn bằng học thuật cao nhất trong hệ thống bằng cấp ở Vương quốc Anh (bạn có thể thấy có người được trao bằng D.Sc. – Doctor of Science ở UK – nhưng D.Sc. là mang tính chất vinh danh thành tựu học thuật chứ không phải qualification degree). Bạn có thể gặp người đang có học bổng làm postdoc – thì postdoc không phải là quá trình học tập mà là làm việc – dù là bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu chuyên nghiệp (không có bằng postdoc).

PhD là một quá trình đào tạo khác hoàn toàn với các bậc học bên dưới (Master, Bachelor,..) ở chỗ nó phải trải qua một quá trình làm nghiên cứu (research) để hoàn thành một luận án (thesis). Phương pháp nghiên cứu có thể khác nhau tùy theo từng ngành (ví dụ như các ngành science, engineering có thể dùng đến phòng thí nghiệm, hay siêu máy tính để tính toán nhưng business, management thì có lẽ không cần đến lab…). Các khóa học có thể yêu cầu PhD student tham gia một số course học (ví dụ như một số Doctoral Training Centre ở University of Manchester yêu cầu PhD học 3-4 courses), nhưng điểm số môn học không phải để đánh giá PhD students loại gì (học để có background, và yêu cầu PASSED). Điểm quan trọng của PhD là research thesis, và bạn cần tìm ra những tri thức mới (về mặt học thuật) của chuyên ngành đó – sẽ được đánh giá trong thesis. Bạn sẽ có title (danh xưng) là Dr. trước tên gọi khi chính thức được công nhận tốt nghiệp PhD. (bạn sẽ được gọi là Dr. Tran, hay Dr. Nguyen,.. – nhưng chú ý là PhD thì không phải là title).

Không có xếp loại tốt nghiệp PhD ở UK (điểm khác biệt lớn nhất ở bằng PhD so với các bằng cấp thấp hơn). Để được công nhận tốt nghiệp PhD, thesis của bạn cần được nộp và bảo vệ trước một hội đồng 3 người (một người thư ký, 2 phản biện – examiner trong đó 1 người, internal examiner đến từ trường bạn học, một external examiner đến từ ngoài trường – có thể đến từ nước ngoài tùy theo nhà trường mời). Bảo vệ PhD ở UK (gọi là Viva) là quá trình kín chứ không thuyết trình công khai ngoài công chúng như các nước khác, và ngồi trong phòng với ba vị panel, trong đó 2 vị examiners sẽ liên tục vác mọi thứ trong thesis của bạn ra vặn vẹo, cho đến khi toàn bộ thesis được đánh giá. Buổi viva có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Kết quả của Viva sẽ là một trong số: PASSED (without any correction) – kết quả này rất hiếm người đạt, PASSED with minor corrections (có thể yêu cầu thời gian sửa từ một vài tuần), PASSED with major corrections (cái này là lớn chuyện – tức là luận văn phải sửa lại toàn bộ có thể mất từ 6 tháng tới cả năm, và có thể bắt viva lại,..Ai bị dính cái này cực mệt), và tệ nhất là FAIL (trượt thì không cần nói).

PhD thì phổ biến là 3-4 năm, minimum là 3 năm (sau 3 năm candidate có quyền submit thesis – và sau 3 năm hầu hết các trường đều không bắt candidate đóng tution fee nữa), và nguyên tắc là quá trình này có thể kéo dài hơn cho đến khi nào thesis được đánh giá là đạt để cấp bằng. Enrolment vào PhD course không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mặc định nhận được bằng PhD. Hàng năm bạn sẽ phải viết report báo cáo quá trình làm PhD của bạn (và cũng có thể present với hội đồng để đánh giá quá trình làm). Nhiều trường đại học giờ bắt quá trình này rất gắt gao và thậm chí cho sinh viên PhD bị trượt phải downgrade xuống bậc thấp hơn (năm ngoái mình có làm việc với một sinh viên làm hết 2 năm bị đánh trượt xuống làm MPhil. vì report năm 2 viết có lẽ không tốt).

Quá trình làm PhD xem có vẻ nhẹ nhàng hơn so với bậc học thấp hơn (vì không đuổi theo điểm số, không có assignment, essay,..), mà bạn phải tự sắp xếp công việc research (và học course nếu có) của mình. Ở các ngành science, engineering, medicine,.. PhD thường làm việc trong project có nhiều nhân sự tham gia (postdoc, lecturers,..) và sẽ có team-work cùng làm việc, nhưng cũng có những ngành PhD làm việc khá đơn lẻ nên nếu không chú ý sẽ tự bỏ rơi research của mình. Tuy nhiên, áp lực của làm PhD đến chính từ sự nhẹ nhàng đó: áp lực phải tạo ra các tri thức (học thuật) mới trong quá trình làm research, cách thức bạn giải quyết bài toán nghiên cứu của bạn, .. Một PhD thường tham gia nhiều training course (để có các kỹ năng nghiên cứu chuyên ngành), các hội thảo chuyên ngành, các summer school thay vì ngồi trên lớp học các learning courses. Quá trình này giúp PhD vừa xây dựng nghiên cứu của mình, xây dựng network (chuyên môn), học tập các ý tưởng từ đồng nghiệp (chuyên ngành) và sẽ định hướng cho tương lai (sau khi tốt nghiệp) của mình.

Quá trình làm PhD thường đi kèm với article writing (scholar journals) để công bố kết quả nghiên cứu (kết quả đó cần có tính mới đứng trên phương diện học thuật) để chứng minh cho khả năng nghiên cứu của mình. PhD thesis sẽ trở nên “ngon” hơn khi các kết quả trong đó được công bố trên các journal tuy tín (của ngành), nhưng một điểm “kinh dị” khi làm PhD ở UK là người ta đánh giá cái thesis cực kỳ gắt gao: Có nghĩa là bạn viết câu chuyện trong thesis như thế nào lại rất được xem trọng khi bảo vệ. Có nhiều người khi bảo vệ PhD cũng chưa hề công bố trên tạp chí nào (họ công bố sau khi bảo vệ), nhưng thesis vẫn được đánh giá rất tốt. Đó là điểm khá khác biệt ở UK so với các nước khác ở EU. Có nghĩa là, làm PhD ở UK, bạn cần “bảo vệ bạn” trước hội đồng chấm PhD (không có supervisor ở đó để bảo vệ, hoặc có được ngồi đó cũng không được phép bảo vệ bạn) bằng một luận án có sức thuyết phục rằng PhD research của bạn là xứng đáng.

PhD students ở UK có thể làm trợ giảng trong quá trình học (nếu bạn là international student với student visa thì bạn được làm tối đa 20 h/tuần), và việc trợ giảng có thể đem lại cho bạn thu nhập kha khá. Việc trợ giảng có thể là hướng dẫn sinh viên (under, master,..) làm thực hành lab, chữa bài tập, chấm bài tập,.., và lương có thể từ £12-18/tuần. Việc này thì tùy theo từng ngành học, tùy từng trường, từng khoa,.. Ví dụ như University Exeter trả lương trợ giảng (postgraduate là £17/h). Có nghĩa là nếu bạn may mắn làm PhD ở một trường và ngành có nhiều sinh viên, và cần nhiều trợ giảng thì bạn có cơ hội kiếm thêm kha khá từ việc làm trợ giảng.

Khánh Ngọc (SSDH)

Share.

Leave A Reply