Học trung học và đại học có gì khác nhau?

0

Sẵn sàng du học – Nếu bạn đang chuẩn bị để bước vào ngưỡng cửa trường Đại học hay chỉ đơn giản là bạn vừa trải qua một năm nhất tồi tệ thì đã đến lúc nên suy nghĩ lại về phương pháp học tập của bạn. Phương pháp học ở bậc Trung học đã sớm không còn phù hợp môi trường Đại học nữa. Trên thực tế, nó thậm chí có thể ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới bảng điểm của bạn nếu bạn tiếp tục coi năm nhất là “lớp 13”.

ssdhhanhtrangduhoc

1. Dành thời gian tự học

Ở Trung học, hầu hết học sinh dành một vài giờ đồng hồ để ôn tập trước một bài kiểm tra, thường là 3 – 5 giờ. Tuy nhiên, đối với sinh viên Đại học, thời gian tự học cần thiết là 10 đến 12 giờ. Bạn chỉ có thể giảm thời gian tự học khi điểm số của mình đã gần đạt mức tối đa.

2. Học hiểu vs Học thuộc

Những ngày tháng học thuộc lòng vở ghi để vượt qua bài kiểm tra đã kết thúc. Giảng viên đại học sẽ kiểm tra khả năng nắm bắt kiến thức một cách tổng quát của bạn. Bạn phải thực sự động não và chứng minh rằng các kiến thức đó sẽ được áp dụng như thế nào trong công việc tương lai của mình. Thế nên hãy chắc rằng mình thực sự hiểu và nắm được bản chất của mọi vấn đề.

3. Sử dụng thời gian một cách thông minh

Ở Trung học, bạn dành 40 giờ một tuần trên lớp. Giáo viên sẵn sàng chỉ dẫn cho bạn một cách cặn kẽ và họ sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình ôn tập.

Tuy nhiên, ở Đại học, bạn sẽ chỉ dành nhiều nhất 16 giờ một tuần trên lớp và thậm chí vài lớp còn không tính điểm chuyên cần. Bạn sẽ có nhiều thời gian rảnh hơn và việc dành thời gian đó để tự học hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của chính bạn.

Dưới đây là giải pháp đơn giản cho việc sắp xếp thời gian biểu của mình: Thức dậy hằng sáng và bắt đầu làm việc lúc 9 giờ. Sau đó, làm việc đến đúng 5 giờ chiều với thời gian nghỉ ngơi, ăn trưa giữa giờ. Nếu bạn dành 16 tiếng một tuần trong các lớp học thì bằng cách trên, bạn sẽ dành ra được 24 giờ để tự học mỗi tuần. Thói quen này sẽ tỏ ra hết sức hữu ích khi bạn phải đối mặt với các kì thi giữa kì, cuối kì…

4. Tìm kiếm những người bạn “cùng tiến”

Tuỳ vào môi trường của từng trường Đại học mà bạn có thể gặp được những người bạn thông mình, nhiệt tình để cùng cộng tác trong quá trình học tập. Tìm kiếm những người bạn “cùng tiến” sẽ giúp bạn nắm bắt bài học trên lớp một cách sâu sắc và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, có hai điểm bạn cần lưu ý khi học nhóm: Thứ nhất, đừng bao giờ thức xuyên đêm để ôn tập trước ngày kiểm tra. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phần thể hiện của bạn trong bài kiểm tra. Thứ hai, hãy chắc rằng những người bạn trong nhóm có cùng “chí hướng” và trình độ tương đương với bạn. Nếu không, bạn rất có thể sẽ trở thành gia sư của người khác.

5. Nắm bắt những cơ hội ít ỏi

Chính sách kiểm tra và tính điểm ở Đại học hết sức khác biệt với cấp 3. Bạn sẽ chỉ có khoảng 3 bài kiểm tra một môn trong suốt cả kì và rõ ràng là không có chuyện bạn được cộng điểm nhờ nộp bài tập về nhà. Trong môi trường này, bạn phải nắm bắt mọi cơ hội ít ỏi để thể hiện khả năng của bản thân, bao gồm cả các bài luận.

Bằng chiến lược học tập hiệu quả, bất kì sinh viên nào cũng có thể đạt kết quả xuất sắc. Hãy nhớ rằng, Đại học không phải là sự kéo dài của Trung học mà đó là một bước ngoặt mới đòi hỏi ở bạn cách tiếp cận thông minh hơn để thích nghi và học hỏi hiệu quả.

Ánh Dương (SSDH) – Theo college.usatoday.com

Share.

Leave A Reply