Sẵn sàng du học – Mới đây, Chính phủ Hoa Kỳ đã công bố quy định về việc khai báo tài khoản mạng xã hội như một bước bắt buộc trong quá trình xin thị thực vào nước này.
Quy định này chính thức có hiệu lực kể từ tháng 6 năm 2019 vừa qua và được thực thi theo sắc lệnh của Tổng thống Donal Trump với mục đích nhằm gia tặng hoạt động rà soát các đương đơn xin thị nược vào quốc gia này.
Sẽ có khoảng 14,7 triệu người chịu ảnh hưởng bởi quy định này, thậm chí việc xác định “danh tính” trên mạng internet của các cá nhân muốn nhập cảnh vào Mỹ còn được thực hiện với cả các tài khoản mà họ sử dụng trong năm năm trước đó.
Hiện tại, các biểu mẫu cập nhật thu thập thông tin về tài khoản trêng các mạng xã hội từ Ask FM; Douban; Facebook; Flickr; Google+; Instagram, LinkedIn; MySpace; Pinterest; QZone; Reddit; Sina Weibo; Tencent weibo; Tumblr; Twitter; Twoo; Vkontakte; cho đến YouKu và YouTube.
Bên cạnh lịch sử về tài khoản mạng xã hội, các đương đơn cũng được yêu cầu cung cấp các số điện thoại, địa chỉ email, du lịch nước ngoài và những trường hợp bị trục xuất trong 5 năm trở lại đây.
Yêu cầu này của chính phủ Mỹ đang vấp phải những phản đối gay gắt của dư luận và các nhà nghiên cứu.
Thậm chí, nó còn phải đối mặt với khiếu kiện của hai tổ chức về phim tài liệu. Theo các tổ chức này, việc thu thập các loại thông tin nhạy cảm trên quy mô lớn như thế này sẽ không đem lại bất kỳ lợi ích nào cho chính phủ.
Bà Brennan Center – Cựu giám đốc điều hành của Chương trình an ninh quốc gia Faiza Patel cũng cho rằng các bài đăng trên mạng xã hội tồn tại với một số lượng quá lớn và với nội dung quá đa dạng để có thể cung cấp thông tin chính xác cho quá trình sàng lọc an ninh.
Bên cạnh đó bà cũng cho rằng, chính Chính phủ cũng chưa đưa ra được bất kì bằng chứng nào thông qua các bài kiểm tra của mình để cho thấy mạng xã hội thực sự sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc nhận diện các mối nguy về an ninh quốc gia.
Thật đáng ngạc nhiên khi các cơ quan chức năng đang cố gắng xem qua hàng triệu những bài đăng, được viết dưới hàng ngàn ngôn ngữ, đồng thời thử giải nghĩa những mẩu chuyện hài châm biếm trên phương tiện truyền thông trong khi có một sự thật là người ta thường hành xử rất khác trên thực tế so với khi ở trêng mạng.
Người dịch: Ánh Dương (SSDH)