Vương quốc Anh “nới lỏng” qui định ở lại làm việc sau tốt nghiệp cho du học sinh

0

Sẵn sàng du học – Sau một thời gian dài mong đợi, chính phủ Anh đã công bố bản hướng dẫn nhập cư, trong đó nêu rõ những thay đổi về những điều luật đối với visa du học sinh bằng cách kéo dài thời gian cho phép các sinh viên, thạc sĩ và tiến sĩ phải ở lại và tìm việc làm trong nước sau khi tốt nghiệp.

girl-working-twenty20-860x375

Bản hướng dẫn cũng đã chỉ ra rằng mức lương tối thiểu để có thể tiếp cận thị trường việc làm có thể là 30.000 bảng, nhưng quan trọng là những công việc sử dụng lao động mới tốt nghiệp sẽ phải tuân theo yêu cầu mức lương thấp hơn (chưa xác định) và các quy tắc dễ dàng hơn đối với những chủ lao động muốn tuyển dụng các du học sinh mới tốt nghiệp.

Sau báo cáo MAC gần đây về du học sinh, chính phủ đã phác thảo kế hoạch nhập cư “dựa vào các kỹ năng” trên cơ sở của họ và tuyên bố dự định cải thiện đề nghị hiện tại cho du học sinh.

Tất cả các du học sinh đã tốt nghiệp và muốn ở lại Anh để làm việc có thể được hưởng lợi với chế độ cho phép nghỉ 6 tháng – đây là một bước tiến xa hơn so với các khuyến nghị của MAC khi chỉ cho phép điều này ở cấp học Thạc sĩ; Chính phủ cũng thực hiện điều chỉnh này ở cấp cử nhân.

Các du học sinh đã hoàn thành bằng tiến sĩ sẽ có 12 tháng.

Các đề xuất cũng sẽ đảm bảo không có giới hạn về số lượng “du học sinh chính thức” có thể đến Vương quốc Anh để học tập.

“Chúng tôi cũng sẽ cho phép du học sinh ở bậc cử nhân trở lên có thể đăng ký để chuyển sang dạng lao động có kĩ năng trong vòng ba tháng trước khi kết thúc chương trình học tại Anh và bên ngoài nước Anh trong hai năm sau khi họ tốt nghiệp,” bản hướng dẫn cho biết.
“Chúng ta nên chào đón thêm nhiều du học sinh đến đất nước của mình hơn,” thư ký của Vương quốc Anh - Sajid Javid chia sẻ với SSDH.

“Không chỉ đến và học tập tại các trường đại học lớn của chúng tôi, mà các du học sinh sau khi tốt nghiệp và có được những kỹ năng tuyệt vời này từ các trường đại học hàng đầu, chúng ta nên giúp họ ở lại Anh và làm việc dễ dàng hơn, và trong trường hợp đó thì mức lương sẽ thấp hơn rất nhiều.”

Vivienne Stern, giám đốc Đại học Vương quốc Anh, cho biết các trường đại học ở Anh sẽ rất vui mừng khi thấy thông báo “công nhận rõ ràng” về những đóng góp quan trọng của du học sinh dành cho đất nước.

“Cho phép du học sinh đã tốt ghiệp ở lại lâu hơn để tìm việc ở Anh đã mang đến thông điệp rằng các du học sinh luôn được chào đón và chúng tôi đánh giá cao những kỹ năng họ mang lại.”

“Các trường đại học sẽ tiếp tục vận động xin một lpại visa mới cho phép visa làm việc sau hai năm sau tốt nghiệp và chúng tôi thấy rằng chính phủ sẵn sàng thay đổi trong lĩnh vực này.”

Theo người đứng đầu chính sách của Russell Group – Jessica Cole thì việc cho phép du học sinh tốt nghiệo ở lại Vương quốc Anh tới sáu tháng sau khi hoàn thành việc học của họ là một bước đi đúng hướng.

“Kéo dài thời gian ở lại của các du học sinh sẽ giúp Vương quốc Anh theo kịp các đối thủ quốc tế như Canada và Úc,” Cole chia sẻ.

Nhưng tại Ấn Độ, ông Sushil Sukhwani thuộc Công ty tư vấn giáo dục nước ngoài Edwise lại nghi ngờ rằng sự thay đổi chính sách sẽ có tác động lớn đến số lượng du học sinh Ấn Độ – vốn đã giảm gần 25% kể từ khi giai đoạn tìm kiếm sau tốt nghiệp bị huỷ bỏ.

“Đó chắc chắn là một bước đi tích cực và cho các du học sinh nhiều thời gian hơn để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, nó sẽ không nhận được sự chú ý đáng kể vì các du học sinh đã được phép ở lại và tìm kiếm một công việc trong bốn tháng,” ông Sukhwani chia sẻ với SSDH.

Đây là khoảng thời gian giữa giai đoạn hoàn thành việc học và chính thức tốt nghiệp mà Sukhwani đề cập đến – những khó khăn trong việc tìm kiếm nhà tuyển dụng sẵn sàng bảo lãnh cho một du học sinh để chuyển sang visa dành cho lao động.

Bài kiểm tra lao động thị trường dân cư (không áp dụng khi tuyển dụng người có visa du học sinh chuyển sang visa dành cho người lao động)đã bị loại bỏ đối với tất cả các nhà tuyển dụng visa lao động. Điều này cũng có thể khiến các chủ lao động giảm bớt trở ngại khi tuyển dụng các du học sinh. (Chính phủ sẽ cân nhắc về sự cần thiết của giai đoạn thử việc dành cho du học sinh mới tốt nghiệp).

Tuy nhiên, theo Alistair Jarvis – giám đốc điều hành của các trường đại học Vương quốc Anh thì bên ngoài việc tuyển dụng các du học sinh đã tốt nghiệp, quyết định duy trì mức lương tiêu chuẩn ở mức 30.000 bảng cho lao động có trình độ trung cấp (một lần nữa, điều này đang được cân nhắc) sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng” đối với nhân viên quốc tế tại các trường đại học ở Anh.

“63% công dân khu vực kinh tế châu Âu hiện đang làm kỹ thuật viên tại các trường đại học ở Anh có mức lương dưới 30.000 bảng Anh. Trong các lĩnh vực quan trọng như khoa học sinh học và y học lâm sàng thì những lao động này chiếm hơn một phần tư lực lượng lao động kỹ thuật,” ông nói.

Jarvis cũng lưu ý rằng các du học sinh thuộc khối liên minh châu Âu (EU) cũng cần phải có visa du học theo các đề xuất này, việc này đã “thêm một gánh nặng cho học sinh và các trường đại học”.

“Trong các tháng thảo luận tiếp theo, chúng tôi sẽ tìm kiếm những thay đổi cho các đề xuất này nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các du học sinh cũng như các nhân viên trường đại học.”

Nhưng chính phủ đã đồng ý với Chương trình Erasmus (European Community Action Scheme for the Mobility of University Students), một chương trình trao đổi sinh viên của Liên minh Âu Châu hiện đang chào đón 70.000 công dân châu Âu tới Anh và chính phủ cho biết họ sẽ cố gắng duy trì các phương thức miễn visa như vậy.

“Nếu tiếp tục thực hiện chương trình này hoặc một chương trình tương tự, chúng tôi dự định đảm bảo rằng công dân EU có thể học tập tại Vương quốc Anh mà không cần phải có visa du học,” bản hướng dẫn cho biết. 

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply