SSDH – Chia sẻ cởi mở của Tôn Hà Anh (9X đang học năm cuối ĐH Harvard ngành Kinh tế) về môi trường sinh hoạt, học tập tại ngôi trường nổi tiếng bậc nhất thế giới.
Một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa ông Nguyễn Tuấn Hải thuộc thế hệ 7X, tốt nghiệp Trường ĐH Priceton của Mỹ và nay đang hoạt động trong lĩnh vực du học với Tôn Hà Anh thuộc thế hệ 9X đang học tại ĐH Harvard vừa diễn ra tối 16/1 tại Hà Nội.
Ông Tuấn Hải đặt câu hỏi “Có hay không câu chuyện như chị Diệu Quách nói rằng ở Havard “người ta mang măt nạ giả tạo chính đáng”. Ở đó có tầng lớp quý tộc, nhóm đặc quyền mà muốn vào phải có thư mời?”
Theo Hà Anh, trong trường Harvard vẫn tồn tại những nhóm kín là sinh viên quý tộc, sinh viên chỉ có thể vào được bằng thư giới thiệu và phải trải qua thử thách.
Tôn Hà Anh trong buổi trò chuyện tối 16/1
Tuy nhiên, điều này (những hội kín-PV) không ảnh hưởng gì đến Hà Anh bởi số lượng các hội như vậy chỉ chiếm số ít.
Khi mới vào trường, Hà Anh cũng thẳng thắn nói với bạn bè mình là người đạt học bổng toàn phần. Bản thân cô không gặp khó khăn trong việc chênh lệch tầng lớp ở Harvard. Những năm qua, trường đã cố gắng thay đổi và mang lại môi trường bình đẳng, đa dạng hơn.
Học ở Harvard kiến thức rất hàn lâm và nặng?
Trước câu hỏi này của ông Tuấn Hải, Hà Anh chia sẻ: Lúc mới vào trường em rất hụt hẫng vì không có ngành kế toán, báo chí – đó là những hành hướng nghiệp. Harvard dạy kiến thức cơ bản nhất, kỹ năng, học rất nhiều lý thuyết…
Em luôn tự hỏi làm sao mình có thể bằng các bạn, làm excel như máy, phân tích chứng toán như điện.
“Nhưng học đến năm 3, năm 4 em đã có thay đổi lớn trong tư duy. Em nhận thấy Harvard dạy những kiến thức nền tảng mà không có công ty nào có thể dạy được hoặc nếu học ở ngoài cũng rất khó.
Đó là kỹ năng mềm như nghiên cứu, tư duy, kỹ năng sáng tạo, nghĩ ra đề tài nghiên cứu, tự học, quản lý. Những kỹ năng này là cả quá trình dày công rèn luyện mới có được”.
Tại trường, học sinh phải tự hướng nghiệp cho bản thân, tìm xem điều gì mình yêu thích….
Cũng theo Hà Anh, môi trường Harvard nặng về học thuật. Bản thân Hà Anh cũng từng áp lực khi xung quanh là những người rất xuất sắc.
“Nhưng cùng học và cùng làm với những bạn đứng đầu, khi tất cả các bạn đặc biệt thì không có ai đặc biệt. Việc học rất nặng, 1 tuần có khi phải đọc 1000 trang sách – vì vậy phải chia các nhóm để đọc và tóm tắt. Đó cũng là một nét Harvard khi mọi người phải biết kết giao với nhau” – Hà Anh chia sẻ.
Cũng theo Hà Anh, không chỉ Harvard mà hầu hết các trường ở Mỹ đều tôn trọng tính trung thực, không có chuyện học sinh quay cóp, xào xáo. Mọi người phải tự làm mọi thứ.
Từng học THPT tại Mỹ nên Hà Anh chia sẻ: “Đến giờ kiểm tra nhiều thầy cô lại ra ngoài chơi. Trong lớp không một ai mở sách ra xem. Họ tin học sinh sẽ không mở sách. Đó là danh dự học sinh phải được tôn trọng, thấm nhuần mà những đứa trẻ từ bé đến khi lớn đã được họ. Vì vậy, họ làm điều này tự nhiên và phải làm, mặc định là như thế.
Hà Anh chia sẻ: “Em đến với Harvard không phải vì danh tiếng. Harvard cho em một thế giới quan hoàn toàn khác. Đó là những kỹ năng thuyết trình là điều em học được hay kỹ năng nghiên cứu, sống là con người tử tế và phân biệt đúng sai….”
Chiếc bàn ăn và những con người biết sống vì nhau
Harvard đào tạo người dẫn đầu mọi lĩnh vực một cách toàn diện nhất. Nhưng trong đó có cạnh tranh không, tính nhân bản của giáo dục đã được xử lí như thế nào là điều ông Tuấn Hải quan tâm.
Đáp lại những điều ông Tuấn Hải quan tâm – Hà Anh cho biết: Từ khâu tuyển sinh, bên cạnh kỳ thi chuẩn hóa, Harvard không chỉ nhìn vào điểm mà tính nhân bản và con người của học sinh như thư giới thiệu của thầy cô, nhân cách, bài luận kể chuyện về chính con người học sinh và các hoạt động ngoại khóa của bạn.
Vào trường, họ chú trọng xây dựng môi trường đa dạng, hình thành cộng đồng luôn biết giúp đỡ lần nhau.
Ông Nguyễn Tuấn Hải và Tôn Hà Anh trong buổi trò chuyện tối 16/1
“Ở Harvard, nhà ăn của họ rất to. Bạn có xem Harry Potter? Cái bàn ăn ở Harvard cũng to và dài như vậy. Điều đó bắt buộc bạn ngồi với những người không quen. Em từ một người không biết ai, đến hết năm đầu đã quen đến nửa số sinh viên của trường” – Hà Anh nói.
Trường cũng có truyền thống sinh viên khóa trên giúp đỡ thế hệ bên dưới và không mong trả công. Mọi người sẵn sàng giúp đỡ nhau để dẫn đầu và phụng sự, cống hiến cho người khác.
Giáo sư càng giỏi càng khiêm tốn
Tại Harvard, Hà Anh cho biết cứ 7 sinh viên có 1 giáo sư nên khoảng cách với giáo sư, học sinh gần gũi. Giảng đường gần 1000 học sinh nhưng tất cả các giáo sư phải có 1 tuần với 2-3 giờ mở cửa phòng, học sinh tự do đến hỏi.
Các thầy cô luôn tâm huyết kể lại kinh nghiệm của mình. Bên cạnh những kiến thức khô khan thầy đã chia sẻ câu chuyện rất thật. Thầy cô chia sẻ từ việc tán vợ, kể những câu chuyện về những người vô gia cư đầy xúc động. Những bài giảng đó luôn in sâu trong tâm trí em.
“Họ dù có thể rất bận những sẵn sàng bỏ ra hàng giờ hướng dẫn sinh viên đề tài mới mà sinh viên rất yêu thích. Họ cho sinh viên tất cả tài liệu, cả mối quan hệ họ có. Đa số các thầy cô càng giỏi càng khiêm tốn, sai nhận sai, đúng giận đúng. Các giáo sư luôn thoải mái, không có gì là chảnh” – Hà Anh cười tươi cho biết.