Du học Úc: Đại học ngày càng nhiều nhưng sinh viên bỏ học cũng nhiều

0

Sẵn sàng du học – Tỷ lệ sinh viên bỏ học tại các trường đại học của Úc không thay đổi là bao so với cách đây một thập niên – mặc dù số lượng các trường đại học ở đây đang ngày càng mở rộng và đa dạng hơn bao giờ hết.

hoc-sinh-duc

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Liên bang Simon Birmingham phát hành số liệu hồi đầu năm nay cho thấy tỷ lệ bỏ học là 33%. Ông nói: “Chúng tôi đã nghe quá nhiều câu chuyện về những sinh viên phải thay đổi các khóa học, bỏ học vì đã lựa chọn sai lầm về ngành học, những sinh viên không biết rằng có những con đường khác hoặc những người bắt đầu một khoá học mà không có bất cứ hình dung rằng mình sẽ học gì, “

Dữ liệu cho thấy những sinh viên theo học tại trường, bán thời gian và những người có nguồn gốc kinh tế xã hội thấp thường có xu hướng bỏ học.

“Các trường đại học là những phương tiện mạnh mẽ để tăng cường tính linh động và công bằng xã hội”, Jackson nói. “Các trường đại học của Úc thực sự phải đối mặt với một sự bất thường – mặc dù mở rộng phạm vi tiếp cận giáo dục đại học, tỷ lệ bỏ học vẫn rất đáng lo ngại khi một nền giáo dục đại học bị hạn chế đối với một số ít đặc quyền.”

Theo số liệu thống kê của liên bang, trong năm 2016 đã có tổng cộng 1.46 triệu sinh viên trong nước và quốc tế ghi danh theo học, tăng 3.3% so với năm trước. Trong đó, 1,07 triệu người là người Úc, tăng 1,8% và 391.000 học sinh quốc tế, tăng 7,7%.

Các khoản phí do sinh viên nước ngoài chi trả, cũng như chi tiêu của họ trong khi du học tại Úc, ước tính đóng góp hơn 20 tỷ đô la Úc cho nền kinh tế quốc dân vào năm 2016, tăng 8% so với năm trước.

Jackson cho biết kể từ khi chính phủ liên bang đồng ý mở rộng việc tiếp cận trường đại học trong năm 2008, Úc đã đạt được 55% số sinh viên nhập học từ nhóm kinh tế xã hội thấp, số sinh viên khu vực và nông thôn tăng 48%, tăng 89% số sinh viên bản địa, và 106% số học sinh khuyết tật.

Có nhiều lí do khiến sinh viên bỏ học

Jackson cho biết: “Đối với những sinh viên bỏ học, những lý do hàng đầu là sức khoẻ hoặc căng thẳng, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhu cầu làm việc có lương, khối lượng công việc tổng thể và những khó khăn về tài chính”.

Cô nói rằng những sinh viên trưởng thành, làm việc bán thời gian, khuyết tật và học trực tuyến thường có những thách thức lớn nhất khi hoàn thành bằng cấp. Đó là lý do tại sao các sáng kiến như Chương trình Hợp tác và Tham gia Giáo dục Đại học của Chính phủ Úc là rất quan trọng, không chỉ vì lý do công bằng mà còn để giảm tỷ lệ bỏ học.

“Nhiều người đang phải ra những quyết định khó khăn, mà đôi khi xuất phát từ lí do cá nhân, muốn dừng việc học bởi cuộc sống của họ đang bị cản trở. Chẳng hạn, chúng ta không nên ép sinh viên theo học nếu họ cần chăm sóc cha mẹ sắp mất, và họ sẽ cảm thấy được hoan nghênh trở lại vào thời gian phù hợp “.

Jackson cho biết các trường đại học đã làm việc hết mình để hỗ trợ sinh viên ở lại học ở những nơi phù hợp với họ.

Bà nói thêm rằng mô hình kinh tế cho thấy Australia cần thêm 3,8 triệu người tốt nghiệp có kỹ năng vào năm 2025. Điều này có nghĩa là chính phủ cần tiếp tục đầu tư vào một hệ thống đại học chất lượng cao mà tất cả người Úc đều có cơ hội để đạt được những kỹ năng họ cần trong thời đại thay đổi nhanh chóng.

Đó chính là lý do tại sao kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho giáo dục đại học của chính phủ Úc sẽ là sai lầm đối với tương lai của quốc gia này, ông Jackson nói.

Người dịch: Hải Yến (SSDH)

Share.

Leave A Reply