Liên minh Châu Âu: Cải thiện điều kiện sinh sống, học tập cho sinh viên quốc tế

0

SSDH – Tuần trước, Liên minh Quốc hội Châu Âu đã hỗ trợ dự thảo quy định cải thiện điều kiện sống và làm việc trong khối Liên minh Châu Âu cho các sinh viên quốc tế tài năng cũng như nghiên cứu sinh người nước ngoài nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các quốc gia thành viên và thu hút nhiều hơn các nhân tài trên thế giới đến học tập, nghiên cứu tại cộng đồng chung Châu Âu.

 

Trong một thông cáo báo chí, Liên minh cho biết dự thảo đã nhận được 79 phiếu chống, 21 phiếu trắng trong số 578 phiếu – chứng tỏ những thay đổi trong dự thảo được hỗ trợ đáng kể. Bên cạnh đó, Liên minh sẽ làm sáng tỏ hơn các điều kiện nhập cảnh và cư  trú cho nhóm đối tượng kể trên.

 

Liên minh Châu Âu: Cải thiện điều kiện sinh sống, học tập cho sinh viên quốc tế

 

Mục đích dự thảo nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh dài hạn cho các quốc gia thành viên và “tạo điều kiện tốt hơn cho Châu Âu thu hút nhiều hơn công dân các nước thứ ba đang tìm kiếm cơ hội học tập, nghiên cứu, tham gia chương trình trao đổi sinh viên, hoặc học tập theo chương trình thanh toán phí hay nợ phí, theo chương trình tự túc, hoặc chương trình bảo lãnh” tại Châu Âu.

 

Ngày 25.2.2014, Quốc hội đã công bố dự thảo luật lần đầu và sẽ tiếp tục xem xét để bỏ phiếu vào tháng 5.2014, Quốc hội mới sẽ xây dựng công tác thực hiện dự thảo luật hoặc “khởi động lại” dự luật nếu cần.

 

Các chính sách của Châu Âu tiến hành dựa trên hai mục tiêu chính:

 

Thứ nhất: Cạnh tranh giành lấy những bộ óc thông minh

 

Theo phát ngôn viên của Cecilia Wikström từ Thụy Điển, một thành viên của Liên minh quốc hội cho biết: “Các quốc gia khác trên thế giới đang thực hiện chính sách thu hút nhân tài đến từ nước thứ ba tốt hơn chúng ta và chính thủ tục hành chính phức tạp ngăn cản nhân tài tìm đến Châu Âu. Có một quy tắc đơn giản, rõ ràng hơn cần thực hiện để Châu Âu trở thành mảnh đất hấp dẫn hơn nữa . Càng nhiều sinh viên nước ngoài và sinh viên tham gia chương trình trao đổi sẽ càng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đổi mới, tạo thêm việc làm dài hạn và biến các quốc gia thành viên trong liên minh trở nên cạnh tranh hơn.”

 

Theo báo cáo của Ủy ban Châu Âu, thì thực tế Châu Âu dành có 0,8 % tổng sản phẩm quốc nội cho nghiên cứu và phát triển hơi kém hơn so với Mỹ và ít hơn Nhật Bản 1,5% nên đa số nhà nghiên cứu và phát minh tốt nhất thế giới tìm đến Mỹ và Nhật thay vì đến Châu Âu.

 

Đối với vấn đề thời hạn cho phép người nước ngoài sau khi học tập xong được phép ở lại quốc gia đã học tập để tìm việc làm hoặc thành lập cơ cở kinh doanh, Liên minh Quốc hội đã đề nghị thời gian trong vòng 18 tháng còn Ủy ban Châu Âu đề xuất là 12 tháng. Đồng thời, cho phép người thân trong gia đình những học viên này cũng có quyền ở lại làm việc trong khoảng thời gian tương tự. Hoặc có quyền tình nguyện chuyến sang làm việc trong vòng 6 tháng tại các nước khác trong khối liên minh Châu Âu.

 

Đối với vấn đề từ chối và chấp thuận đơn xin thị thực: Liên minh Quốc hội đề xuất thời hạn xét duyệt trong vòng 30 ngày còn Ủy ban liên minh đề nghị 60 ngày vì ngoài việc xem xét chấp thuận hoặc từ chối còn phải tiếp nhận đơn kháng cáo thẩm tra vì sao thị thực bị từ chối. Mức lệ phí áp dụng không thu quá cao hoặc hoặc không phù hợp với mức quy định pháp luật và cơ quan từ chối thị thực nên hoàn trả lệ phí cho đương đơn nếu họ bị từ chối.

 

Thứ hai: Hành động theo hướng quốc tế hóa

 

Mặc dù giáo dục đại học là trách nhiệm của các nước thành viên nhưng ở vị trí quản lý, các Bộ trưởng và Quốc hội liên minh nhất thiết phải quan tâm khuyến khích quá trình hợp tác phát triển giáo dục và quốc tế hóa giáo dục đại học nhằm thu hút, giữ chân những người nước ngoài có tay nghề cao ở lại khối. Cho nên, các Bộ trưởng Ủy ban Liên minh Châu Âu tháng 11 vừa qua ban hành tuyên bố chính sách cải cách hỗ trợ công dân nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại các nước thành viên Châu Âu.

 

Tuyên bố kêu gọi các nước phát triển chương trình giáo dục toàn diện nhằm nâng cao hơn nữa giáo dục đại học cho sinh viên, cho các chương trình phát triển giảng dạy năng động và hợp tác – xây dựng quan hệ đối tác – xây dựng năng lực giáo dục mang tính chiến lược. Các nước trong liên minh cần thúc đẩy phát triển hệ thống giảng dạy tín chỉ linh động và bằng cấp quốc tế, hỗ trợ xây dựng các chương trình học tập tại nước thứ ba và “tiến trình công nhận tín chỉ, bằng cấp, trình độ, năng lực các sinh viên, nhà nghiên cứu và nhân công quốc tế đạt được”

 

Cuối tháng 7/2013, Ủy ban liên minh Châu Âu cũng đã đưa ra một chiến lược mới rằng: Giáo dục cao của Châu Âu trên thế giới cam kết chính sách mạnh mẽ hơn, hỗ trợ tài chính trong công tác quốc tế hóa giáo dục đại học và kêu gọi các nước thành viên cải thiện luật nhập cư tạo điều kiện hơn cho sinh viên quốc tế đến Châu Âu sống, học tập và làm việc. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết trong chính sách thu hút sinh viên quốc tế đến Châu Âu và củng cố quy mô giáo dục đại học vì lợi ích của 85% sinh viên Châu Âu lưu động trong khối.

 

Trong năm 2005, Châu Âu lo ngại thua đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút người nhập cư có tay nghề cao nên đã thông qua luật thị thực khoa học nhằm trực tiếp thu hút các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu nước ngoài đến sống, làm việc. Và để tiếp sức thêm cho chính sách này, năm 2009 Châu Âu đã ban hành thẻ xanh để thu hút nhiều hơn các chuyên gia nước ngoài có trình độ cao .

 

Việt Phương (SSDH) – Theo Universityworlnews

 

 

Share.

Leave A Reply